Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng Tiktok cho mục đích bán hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những nguyên nhân bị cấm livestream tiktok dưới đây.
Ra mắt vào năm 2019, livestream là một tính năng mới lạ của Tiktok. Giúp kết nối người dùng đến gần hơn với các Tiktoker yêu thích của họ. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, hiện nay tính năng này còn được tận dụng để giới thiệu và quảng cáo các sản phẩm của nhãn hàng. Và nếu bạn cũng muốn thực hiện điều đó, trước tiên hãy tìm hiểu những nguyên nhân bị cấm livestream tiktok mà Thế Giới Nhà Hàng chia sẻ ngày hôm nay để hạn chế tình trạng đó.
Lý giải 5 nguyên nhân bị cấm livestream tiktok
Tương tự như những nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng đặt ra những quy định riêng cho việc Livestream mà người dùng cần phải tuân thủ tuyệt đối. Nếu có bất kỳ hành vi vi phạm nào dưới đây, khả năng cao bạn sẽ bị cấm Livestream tạm thời. Hoặc thậm chí là khóa tài khoản vĩnh viễn.
Để lại thông tin cá nhân
Nguyên nhân đầu tiên chính là để lại những thông tin cá nhân trên tiêu đề hoặc caption của video livestream. Bao gồm số điện thoại, địa chỉ,… Bởi vì theo chính sách hiện tại của TikTok, điều này sẽ được mặc định rằng bạn đang cố để lại thông tin liên hệ để thực hiện những giao dịch bất hợp pháp. Như bán hàng hoặc môi giới. Do đó, TikTok sẽ tiến hành chặn tính năng livestream của bạn.
Dẫn link sang nền tảng khác
Một sai lầm phổ biến mà người dùng thường mắc phải là gắn link sang một nền tảng khác. Dẫn đến việc bị tiktok cấm livestream. Có thể nói, đội ngũ nhân viên của TikTok kiểm soát các vấn đề vi phạm rất nghiêm ngặt. Chính vì vậy, nếu trong caption video livestream bạn có đề cập đến những đường link hướng người dùng sang nền tảng khác. Ví dụ như Facebook, Youtube hay Instagram. Thì TikTok sẽ quét ngay lập tức và chặn chức năng live của bạn.
Sử dụng video phát lại – Nguyên nhân bị cấm livestream tiktok
Hiện nay có một số công cụ thông minh hỗ trợ cho việc phát lại video livestream trên TikTok. Tuy nhiên, khi sử dụng loại video này nhiều lần, AI của TikTok cũng sẽ quét và đánh dấu rằng bạn đang spam video. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc lặp đi lặp lại 1 video đã quay và đăng tải trước đó.
Dính bản quyền âm thanh
Thông thường, nhiều người có thói quen mở nhạc để tăng thêm phần sôi động, cuốn hút cho buổi livestream. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những bài hát đã được đăng ký bản quyền. Vì đây là lý do bị cấm livestream tiktok. Hay tương tự ở các nền tảng hỗ trợ livestream khác như Facebook, Instagram và Shopee. Nếu trong quá trình kiểm duyệt, TikTok phát hiện bạn có sử dụng nhạc chứa bản quyền. Thì chắc chắn video đó sẽ bị chặn và xóa khỏi nền tảng.
Vi phạm chính sách cũng là nguyên nhân bị cấm livestream tiktok
Cuối cùng, như đã đề cập ở trên, TikTok cũng có những chính sách livestream riêng. Chính vì vậy, nếu bạn vi phạm những quy định, điều khoản nào đó của chính sách. Như sử dụng thuốc lá, xuất hiện trẻ em dưới 16 tuổi, phát ngôn gây thù địch, trang phục không phù hợp,… Khả năng cao hệ thống sẽ quét và khoá tính năng livestream của bạn.
Cách khắc phục tình trạng bị cấm livestream tiktok
Sau khi đã hiểu rõ những nguyên nhân ở trên, bạn cũng có thể tham khảo cách khắc phục tình trạng này với những phương pháp dưới đây.
Báo cáo sự cố trên ứng dụng
Bạn tiến hành thực hiện có bước sau để báo cáo sự cố liên quan đến nguyên nhân bị chặn livestream trên tiktok với đội ngũ kiểm duyệt:
- Tại trang chủ của TikTok, nhấn vào “Tôi”. Sau đó, chọn biểu tượng dấu 3 chấm ở góc phải màn hình.
- Kéo xuống mục “Hỗ trợ”, chọn “Báo cáo vấn đề”.
- Tiếp theo chọn “Live” -> “Xem Live” -> “Khác” -> “Vẫn gặp sự cố”.
- Trình bày chi tiết sự cố về tính năng livestream mà bạn đang gặp phải vào ô nội dung. Đồng thời, đính kèm ảnh chụp màn hình sự cố để đảm bảo thông tin chính xác cho đội ngũ kiểm duyệt.
- Cuối cùng, nhấn vào “Báo cáo” để gửi hoàn thành việc gửi khiếu nại.
Một lưu ý nhỏ rằng quá trình này có thể sẽ khá mất thời gian. Thông thường, bạn sẽ phải chờ đợi trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng để nhận được phải hồi từ phía TikTok.
Gửi email trực tiếp cho TikTok – Khắc phục nguyên nhân bị cấm livestream tiktok
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử gửi email trực tiếp cho TikTok. Thông qua 2 địa chỉ là: business-servicesupport@tiktok.com và legal@tiktok.com. Trên dòng chủ đề của email, hãy ghi chú rằng bạn đã bị cấm livestream do nhầm lẫn. Sau đó, giải thích chi tiết hơn ở phần mô tả của email. Tuy nhiên, tương tự như phương pháp trên, bạn cũng phải kiên nhẫn chờ đợi. Để nhận được email phải hồi từ phía đội ngũ kiểm duyệt của TikTok.
Bài viết ngày hôm nay của Thế Giới Nhà Hàng đã chia sẻ đến bạn 5 nguyen nhan bi cam livestream tiktok và 2 giải pháp để khắc phục tình trạng này. Hy vọng bạn sẽ có thể áp dụng thành công!