Một bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp chuyên nghiệp sẽ bao gồm những yếu tố cụ thể nào? Cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp là căn cứ để các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định một cách chính xác. Tuy nhiên, không phải bất cứ tiêu chuẩn đánh giá nào cũng phù hợp với mọi doanh nghiệp. Do đó, trong bài viết dưới đây, Thế Giới Nhà Hàng sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá để có thể lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng nhất!
Khái niệm tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp
Có thể hiểu, tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp là những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý. Mà doanh nghiệp có thể sử dụng để phân loại cũng như đánh giá nhà cung cấp. Bên cạnh đó, việc thực hiện đánh giá nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được “sức khỏe”, hiệu suất, khả năng cam kết và các nguy cơ rủi ro liên quan đến nhà cung cấp.
Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh doanh. Việc xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp là một điều vô cùng cần thiết. Bởi điều này sẽ đem lại những lợi ích như:
- Dễ dàng so sánh các nhà cung cấp với nhau.
- Đảm bảo tính hệ thống trong thông tin.
- Tránh bỏ sót các thông tin trong quá trình đánh giá.
- Dễ tùy biến theo nhóm tiêu chí.
- Dễ đọc báo cáo và theo dõi đánh giá nhà cung cấp

Quy trình xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp
Sau khi đã hiểu rõ các vấn đề nêu trên, hãy cùng đi vào khám phá chi tiết quy trình xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp đảm bảo phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Cũng như các yếu tố khách quan khác.
Xác định các tiêu chí đánh giá
Để có thể lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Trước tiên, doanh nghiệp cần đề ra các tiêu chí đánh giá cụ thể. Từ đó, thực hiện chọn lọc các nhà cung cấp trong danh sách. Thông thường, để có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau. Có 7 tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng cơ bản được đặt ra như sau:
- Sự uy tín của nhà cung cấp.
- Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
- Hiệu suất cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Giá cả của sản phẩm, dịch vụ và phương thức thanh toán.
- Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp.
- Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp.
- Rủi ro tài chính của nhà cung cấp.
Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng mà bạn cần phải biết
Xác định trọng số của các tiêu chí
Ở bước này, bạn cần phải xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí vừa nêu trên với mức trọng số tương ứng. Cụ thể, trọng số đánh giá này sẽ dựa trên mức độ ưu tiên của doanh nghiệp đối với từng tiêu chí. Đồng thời, sự ưu tiên của từng tiêu chí cũng cần phải phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Ví dụ về sự ưu tiên của các tiêu chí trong kế hoạch đánh giá nhà cung cấp. Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng nổ. Tiêu chí về giá cả của sản phẩm, dịch vụ và phương thức thanh toán sẽ quan trọng hơn tiêu chí về tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp.
Ví dụ về trọng số các tiêu chí:
- Chất lượng, giá, hiệu suất và dịch vụ trọng số là 2.
- Các yếu tố khác là 1.
Xây dựng thang điểm trong bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp
Tiếp theo, bạn cần phải cụ thể hóa và lượng hóa những tiêu chí trong bước 1 bằng các thang điểm cụ thể. Các thang điểm đánh giá này chính là sự so sánh rõ ràng nhất giữa các nhà cung cấp theo từng tiêu chí. Thông thường, bạn có thể sử dụng một trong các hệ thống đánh giá dưới đây:
- Thang điểm từ 1 đến 10 điểm
- Tiêu chí đạt hoặc không đạt
- Tiêu chí yếu / trung bình / khá / tốt / xuất sắc.
Ví dụ về thang điểm đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chí hiệu suất cung cấp sản phẩm, dịch vụ:
Rất tốt (4 điểm) | Đáp ứng ngày giao hàng mà không cần xúc tiến. Đáp ứng mọi yêu cầu về ngày giao hàng của doanh nghiệp. |
Đánh giá nhà cung cấp Tốt (3 điểm) | Thường đáp ứng ngày vận chuyển mà không cần doanh nghiệp theo dõi sát sao. Đáp ứng được số lượng vừa phải về các yêu cầu ngày giao hàng. |
Trung bình (2 điểm) | Các lô hàng đôi khi bị trễ, doanh nghiệp cần phải theo dõi số lượng đáng kể. |
Không đạt yêu cầu (0 điểm) | Các lô hàng thường bị trễ. Các lời hứa giao hàng hiếm khi được đáp ứng. |
Xác định tiêu chuẩn cần đạt của từng tiêu chí và tính tổng điểm
Cuối cùng, doanh nghiệp nên đặt ra mốc điểm tối thiểu mà mỗi tiêu chí nhà cung cấp cần đạt được. Cụ thể, sau khi ghi nhận được số điểm của các tiêu chí vừa xác định ở bước 3. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn những nhà cung cấp có mức điểm và trọng số phù hợp với các yêu cầu. Ví dụ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải đạt từ 4 điểm trở lên (trên thang 5 điểm).
Sau khi có được trọng số và điểm cụ thể của từng tiêu chí. Bạn tiến hành tính tổng số điểm của từng nhà cung cấp. Đồng thời, dựa trên những tiêu chuẩn tối thiểu của các tiêu chí cần đạt được. Hãy lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất.
Với chủ đề bang tieu chuan danh gia nha cung cap, Thế Giới Nhà Hàng hy vọng rằng bài viết ngày hôm nay đã đem đến cho bạn những thông tin thật sự hữu ích!
Xem thêm bài viết: Xây dựng bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp đúng chuẩn