Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33%, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
Tổng quan tình hình kinh tế năm 2023
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%).
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34%.
Khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,66%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,91%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,17%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,61% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,47%; 38,49%; 41,29%; 8,75%).
Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,03% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 34,30% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 3,22%, đóng góp 19,35%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 5,79%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,19%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 46,35%.

Tổng quan về ngành giấy trong năm 2023
Ngành giấy đang gặp nhiều khó khăn:
Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Hải Quan, 8 tháng năm 2023, cả nước nhập khẩu 1,39 triệu tấn giấy các loại, tương đương trên 1,29 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 15,9% về kim ngạch. Giá nhập khẩu bình quân 8 tháng đạt 925,3 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về thị trường, Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó Trung Quốc là thị trường chủ lực, đứng sau là Hàn Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Trong 8 tháng năm 2023, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 438.458 tấn, tương đương 428,2 triệu USD, giá 976,7 USD/tấn, chiếm 31,3% trong tổng lượng giấy các loại nhập khẩu của cả nước và chiếm 33,1% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu từ Indonesia 210.554 tấn, tương đương 192 triệu USD, giá nhập khẩu 911,7 USD/tấn, chiếm trên 15% trong tổng lượng và 14,8% tổng kim ngạch nhập khẩu giấy các loại của cả nước.
Nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 202.162 tấn, trị giá 163,1 triệu USD, giá 806,7 USD/tấn, chiếm 14,5% trong tổng lượng và chiếm 12,6% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 142.132 tấn, tương đương 130,4 triệu USD, chiếm trên 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Xem thêm: Thống kê chi tiết về các loại giấy in nhiệt trên thị trường
Xem thêm: Cách sử dụng máy in bill dễ dàng mà hiệu quả