banner
Th4 5, 2023
76 Views
1 0

Chiến lược kinh doanh có 1-0-2 đằng sau thành công của PHÊ LA

Written by

Cùng tìm hiểu ngay chiến lược kinh doanh có 1-0-2 và cách áp dụng nó vào kinh doanh của bạn dựa trên thành công của PHÊ LA – một thương hiệu cà phê nổi tiếng.

Trong hơn một năm trở lại, thương hiệu Phê La đã nhanh chóng thành một trong những tên tuổi nổi bật trong ngành F&B. Thu hút được nhiều giới trẻ nhờ vào chiến lược kinh doanh thông minh. Đặc biệt, chiến lược kinh doanh có 1-0-2 và bài bản. Điều này đã tạo nên thành công vang dội cho thương hiệu này. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Phê La. Hãy cùng Thế Giới Nhà Hàng khám phá ngay nhé!

Thương hiệu Phê La thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng trên mạng xã hội trong thời gian qua. Không chỉ bởi chất lượng dịch vụ và phong cách bài trí độc đáo. Mà còn nhờ vào chiến lược kinh doanh và marketing thông minh và đầy sáng tạo. Nhờ sự khác biệt này, Phê La đã tìm được vị trí riêng trong thị trường của ngành F&B. Điều đó giúp Phê La không cần phải đầu tư nhiều vào quảng cáo hay PR quá nhiều.

ĐIỀU GÌ ĐÃ GIÚP THƯƠNG HIỆU PHÊ LA THÀNH CÔNG NHƯ “DIỀU GẶP GIÓ”

Thương hiệu này bắt đầu được người tiêu dùng biết đến từ giữa năm 2022. Trong khi các đối thủ khác còn đang tìm kiếm phương án kinh doanh. Phê La đã dẫn đầu thị trường bằng lối đi riêng biệt và khác lạ. Mặc dù không có con số chính xác về doanh thu hay lợi nhuận. Tuy nhiên, Phê La đã trở thành một “hiện tượng” với giới trẻ. Nhờ vào chiến lược kinh doanh bài bản. Không những vậy, chiến lược này còn tạo hiệu ứng vang dội.

Chiến lược kinh doanh có 1-0-2 đằng sau thành công của PHÊ LA

Sau hơn 1 năm phát triển, Phê La đã có 10 cửa hàng tại 3 thành phố lớn. Thương hiệu tập trung vào phát triển giá trị cốt lõi, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Không chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh” để mở rộng chuỗi. Vì vậy, Phê La đã trở thành một thương hiệu cà phê, trà sữa top đầu hiện nay. Với lượng “fan trung thành” đông đảo.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA PHÊ LA

Trong kinh doanh và tiếp thị, SWOT là mô hình kinh điển giúp phân tích và nhìn nhận tổng quan của một thương hiệu. Nó thể hiện qua 4 yếu tố: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Cùng chúng tôi phân tích mô hình SWOT của Phê La ngay sau đây nhé!

Điểm mạnh (Strengths)

Điểm mạnh của Phê La tập trung vào những yếu tố sau đây:

  • Nguyên liệu đặc sản Đà Lạt: Phê La sở hữu nguồn nguyên liệu trà Ô Long đặc sản Đà Lạt, chất lượng. Mang hương vị riêng khác biệt với hương liệu công nghiệp.
  • Bao bì thân thiện với môi trường: Phê La sử dụng toàn bộ cốc giấy bảo vệ môi trường. Điều này giúp cho Phê Lê gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
  • Concept cắm trại độc đáo: Phong cách cắm trại, du mục của Phê La tạo ra sự tò mò, thích thú.
  • Dịch vụ khách hàng tốt: Phê La chú trọng phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm.
  • Thực đơn sáng tạo: Phê La có cách pha chế sáng tạo cùng cách đặt tên gắn liền với Đà Lạt. Nó tạo ra sự hứng thú với khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.
  • Giá trị cốt lõi, câu chuyện thương hiệu ấn tượng: Phê La xây dựng cho mình những giá trị cốt lõi, câu chuyện thương hiệu khá ấn tượng. Thành công trong định vị tâm trí khách hàng về sản phẩm trà Ô Long Đà Lạt.
Chiến lược kinh doanh có 1-0-2 đằng sau thành công của PHÊ LA

Điểm yếu (Weaknesses)

Tuy nhiên, thương hiệu Phê La cũng có một vài hạn chế sau đây:

  • Thực đơn khá tối gian: Menu đồ uống của Phê La tuy độc đáo. Nhưng lại không quá đa dạng với khoảng 15 loại, tập trung vào trà Ô Long.
  • Giá thành cao: Giá đồ uống của Phê La thuộc phân khúc trung. Và cao cấp, chưa tiếp cận được đa dạng đối tượng khách hàng. 
  • Độ phủ chuỗi chưa lớn: Phê La mới xuất hiện gần đây kể từ tháng 3/2021. Vì vậy, Phê La chưa mạnh về độ phủ cũng như quy mô chuỗi cửa hàng.

Cơ hội (Opportunities)

Những cơ hội mà Phê La đang sở hữu là:

  • Thị trường cafe, trà sữa vẫn “siêu” tiềm năng: Theo báo cáo thị trường, về doanh thu từ cửa hàng cà phê/trà sữa/bar. Đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành F&B, lên đến 44,30%. Điều này chứng tỏ các thương hiệu cafe, trà sữa vẫn đang “sống tốt”. Và nhiều tiềm năng phát triển sau đại dịch. 
  • Xu hướng tiêu thụ sản phẩm đặc sản: Xu hướng tiêu thụ trà, cà phê đặc sản trong vài năm trở lại đây. Được giới trẻ đón nhận và đặc biệt được vô cùng yêu thích.
  • Sức hấp dẫn của Đà Lạt với người trẻ: Đà Lạt vẫn là “nàng thơ” và ước vọng với nhiều người trẻ. Chính vì vậy, những đặc sản đến từ địa phương cũng được khách hàng hưởng ứng tích cực.

Thách thức (Threats)

Những thách thức mà Phê La cần đương đầu là:

  • Áp lực cạnh tranh trong ngành F&B: Phê La phải chịu những áp lực cạnh tranh đến từ nhiều ông lớn. Chẳng hạn như: Gong Cha, Ding Tea, Tocotoco… Hay những thương hiệu có điểm nhấn riêng như Rosier Tea & Coffee.
  • Xu hướng tiêu dùng thay đổi hậu Covid 19: Sau đại dịch, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khoẻ. Trong khi đó, trà sữa được coi là đồ uống không lành mạnh. Điều này tạo nên thách thức chung cho toàn ngành.
  • Lạm phát báo động: Phê La đang phát triển ở một giai đoạn mà nền kinh tế trong và ngoài nước không mấy khả quan. Tất cả các loại chi phí từ mặt bằng, nguyên vật liệu, vay vốn,… Đều không ngừng gia tăng tạo thách thức lớn với thương hiệu.
Chiến lược kinh doanh có 1-0-2 đằng sau thành công của PHÊ LA

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÓ 1-0-2 TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA PHÊ LA

Thành công của Phê La đến từ thị trường ngách

Phê La là một thương hiệu “sinh sau đẻ muộn”, sau khi các ông lớn như Gong Cha, Ding Tea, Tocotoco… Phê La đã sở hữu một vị thế vững chãi tại thị trường trà sữa Việt Nam. Thế nhưng thay vì cạnh tranh trực tiếp, Phê La lại thông minh chọn “thị trường ngách” để đi. Sự khác biệt này đã tạo nên thành công sớm cho thương hiệu. 

Phê La vẫn nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu là các bạn trẻ. Trong khi các thương hiệu lớn tập trung nhấn mạnh vào sự thượng hạng, cao cấp. Chiến lược kinh doanh của Phê La lại tập trung định vị bản thân thương hiệu là trà đặc sản Đà Lạt. Nông sản Việt trong những năm gần đây đã gây được tiếng vang toàn thế giới.

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÓ 1-0-2 TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA PHÊ LA

Thu hút người tiêu dùng nhờ chất lượng và hương vị. Vì vậy, việc Phê La sử dụng nguyên liệu trà đặc sản, một phần khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt”. Một phần giúp nông sản chất lượng Việt tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. 

Mô hình độc lạ là chiến lược kinh doanh có 1-0-2

Bên cạnh nguồn nguyên liệu đặc sản trà Ô Long Đà Lạt, chiến lược kinh doanh đem lại thành công của Phê La cũng đến từ mô hình độc lạ. Nếu Cộng Cà Phê nổi tiếng với concept “cà phê bao cấp”. Thì Phê La lại tạo hình thành công và ghi dấu ấn với khách hàng bằng phong cách du mục cắm trại. Giữa lòng thành phố, có ai ngờ rằng mình sẽ được tận hưởng một không gian tựa Đà Lạt thu nhỏ “chill chill” như thế này cơ chứ? Đây chắc hẳn là một chiêu thức marketing đáng “ghi sách” để nhiều thương hiệu học hỏi theo. 

Một trong những thành công của Phê La đến từ sản phẩm đặc thù

“Chúng tôi bán Ô long đặc sản Đà Lạt” – ngay từ đầu, Phê La đã rất thông minh. Khi định vị tâm trí khách hàng bằng sản phẩm đặc sản mang tính đặc thù địa phương và riêng biệt. Thương hiệu tiên phong mang thức trà Ô Long hảo hạng. Thường chỉ được dùng để biếu tặng trong các dịp quan trọng, để bán với hình thức take-away. 

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÓ 1-0-2 TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA PHÊ LA

Chiến lược kinh doanh khác biệt này đã tạo nên thành công của Phê La. Khách hàng không quá lấn cấn khi quyết định mua sản phẩm với mức giá nhỉnh hơn so với các hãng trà sữa khác. Vì chính họ cũng tự lý giải được rằng vì sao menu Phê La lại được định giá như vậy. Đó là do chất lượng sản phẩm thực sự quá khác biệt và riêng biệt. Vậy nên có thể thấy mức chênh lệch này là vô cùng xứng đáng.  

Không thể không kể đến thành công của Phê La đến từ dịch vụ khách hàng

Góp phần trong thành công của Phê La, không thể không kể đến chiến lược kinh doanh lấy khách hàng là cốt lõi. Mọi dịch vụ, sản phẩm hay chính sách thương hiệu đều nhắm mục tiêu cuối cùng đến những trải nghiệm của khách hàng. 

Khi đến uống một tách trà Ô Long tại Phê La, mọi người có thể phải chờ đợi lâu hơn một chút. Tuy nhiên, quãng thời gian 15-20 phút đó là cực kỳ xứng đáng. Các Barista cẩn thận, tỉ mỉ và chắt chiu tới từng ly trà. Trong khi đợi thức uống, khách hàng có thể tận hưởng không gian “chill chill”. Thoải mái hàn huyên nói chuyện trong không gian nồng đượm vị trà và cà phê. 

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÓ 1-0-2 TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA PHÊ LA

Cách làm thương hiệu của Phê La là thành công chủ chốt

Tính đến thời điểm hiện tại, Phê La có lẽ là thương hiệu thành công nhất. Cùng với các chiến dịch marketing đã tạo được tiếng vang lớn. Có thể thấy, dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Phê La rất biết cách làm thương hiệu. Nhắc đến Phê La, người ta nghĩ ngay đến câu chuyện trà Ô Long Đà Lạt đầy cảm hứng, sự chỉn chu tỉ mỉ trong từng công đoạn. Hình ảnh nhận diện cực kỳ đồng bộ, nhất quán với thông điệp ban đầu.

Gần đây, Phê La cũng khiến cộng đồng mạng thích thú với TVC. Nó ghi lại hành trình thu hái, sơ chế và pha chế những lá trà “đậm vị nguyên bản”. Có thể thấy, trong suốt quãng thời gian hình thành và phát triển thương hiệu. Phê La cũng không phút giây nào rời xa yếu tố làm nên thành công của mình. Đó chính là: trà Ô Long đặc sản Đà Lạt. 

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÓ 1-0-2 TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA PHÊ LA

BÀI HỌC ĐƯỢC RÚT RA TỪ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG CÓ 1-0-2 CỦA PHÊ LA

Chưa phải là chuỗi F&B lớn và phủ rộng, nhưng Phê La vẫn cực kỳ thành công. Cùng với chiến lược kinh doanh khác biệt trong từng điểm chạm của mình. Bài học kinh doanh rút ra được từ thành công của Phê La mà chủ quán nên học hỏi là:

Chiến lược kinh doanh có 1-0-2 khác biệt tạo thành công

Nếu bạn muốn mở một quán trà sữa mà mọi thứ đều có vẻ “na ná” một thương hiệu nào đó có trên thị trường. Bạn có vẻ đã thất bại ngay từ bước đầu tiên. Để cạnh tranh trong ngành F&B khốc liệt như hiện nay, thương hiệu trà sữa cần có những “điểm chạm riêng”. Cần tạo nên khác biệt, có vậy mới khiến khách hàng nhớ đến. Đó có thể là hương vị, phong cách bài trí hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng.

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÓ 1-0-2 TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA PHÊ LA

Với thành công của Phê La, góp phần không nhỏ chính chiến lược kinh doanh. Chính là sản phẩm trà Ô Long đặc sản Đà Lạt đầy thông minh và khôn khéo. 

Chiến lược kinh doanh bài bản tạo sự bền vững

Với hiệu ứng vang dội như hiện tại, Phê La hoàn toàn có thể nghĩ đến việc nhượng quyền “nóng” để nhân chuỗi trong thời gian ngắn. Thế nhưng, thương hiệu chọn hướng đi dài, phát triển. Và mở chuỗi chậm với những tiêu chuẩn khá khắt khe dành cho đối tác. Điều này giúp thương hiệu luôn “ghi điểm 10” trong lòng khách hàng. Với các sản phẩm chất lượng, đồng thời tạo niềm tin vững chãi cho đối tác nhượng quyền đang đồng hành. 

Chiến lược kinh doanh tập trung vào khách hàng

Như đã phân tích phía trên, cốt lõi trong thành công của chiến lược kinh doanh Phê La đến từ việc lấy khách hàng làm trọng tâm. Thương hiệu luôn luôn đề cao việc tối ưu các trải nghiệm khách hàng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao phục vụ bằng áp dụng các giải pháp công nghệ vào vận hành.

Câu chuyện thành công của Phê La có lẽ sẽ trở thành một case study truyền cảm hứng. Hay thậm chí là “sách gối đầu” cho những ai đang loay hoay không biết làm thế nào để kinh doanh F&B thành công. Hy vọng với những gì mà Thế Giới Nhà Hàng phân tích ở phía trên, có thể giúp cho những ai quan tâm đến kinh doanh F&B. Đều sẽ có những hướng đi đúng đắn, khác biệt để làm nên thành công trên thị trường ẩm thực Việt Nam. 

Xem thêm bài viết: CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU CHI PHÍ QUẢNG CÁO CỦA VINAMILK

Article Categories:
CASE STUDY
banner

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 GB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here