Nếu bạn vẫn chưa tìm được công thức tính lương cho nhân viên nhà hàng một cách hợp lý, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời phù hợp nhé!
Trong quá trình kinh doanh nhà hàng, mức lương của nhân viên là một trong những loại chi phí cố định cần được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, tuỳ theo các tiêu chí khác nhau. Mỗi chủ nhà hàng sẽ xây dựng công thức tính lương cho nhân viên nhà hàng phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Cụ thể, hãy cùng Thế Giới Nhà Hàng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua những nội dung hữu ích được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay.
Một số nguyên tắc trong công thức tính lương cho nhân viên nhà hàng
Để gia tăng động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên. Chủ nhà hàng cần đặt ra những nguyên tắc, quy định rõ ràng về chính sách lương thưởng cho từng vị trí. Không chỉ vậy, yếu tố then chốt này còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài gắn bó lâu dài với nhà hàng.
Do đó, nếu muốn chi trả một mức lương hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp. Đồng thời, đảm bảo được lợi ích cho đôi bên. Bạn nên xem xét một số nguyên tắc phổ biến sau.
Tiền thưởng vào các ngày nghỉ lễ
Luật lao động Việt Nam đã có những quy định cụ thể về vấn đề lương thưởng của nhân viên vào các ngày nghỉ lễ trong năm. Theo đó, họ sẽ được tính lương nhân viên nhà hàng một cách đầy đủ vào các ngày lễ. Bao gồm Tết Âm lịch và Dương lịch. Ngày Giải phóng miền Nam 30/04 và ngày Quốc tế Lao Động 01/05. Bên cạnh đó, các ngày lễ lớn như Quốc khánh 02/09 và Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch cũng sẽ được hưởng trọn vẹn lương.
Ngoài ra, trong trường hợp nhân viên xin nghỉ phép cho các ngày trọng đại. Như kết hôn của bản thân hoặc con cái thì sẽ vẫn được nhận lương như bình thường. Tương tự, đối với trường hợp hiếu hỷ với cha mẹ ruột hoặc cha mẹ vợ (chồng). Nhân viên nhà hàng cũng được nghỉ 3 ngày mà vẫn hưởng đầy đủ lương theo quy định của Luật lao động.
Thời hạn trả lương cho nhân viên
Thông thường, nhân viên làm việc thời vụ hoặc bán thời gian (part-time) hưởng lương theo giờ, ngày, tuần. Thì sẽ được trả lương sau số giờ, ngày, tuần làm việc cụ thể. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Hình thức trả gộp theo thời gian cũng là một cách tính lương cho nhân viên nhà hàng trong trường hợp này. Tuy nhiên, tối thiểu sau 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Đối với nhân viên hưởng lương tháng. Thì lương có thể được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời gian trả lương thường sẽ là ngày 30 cho đến ngày 5 hoặc ngày 10, 15 hàng tháng. Ngoài ra, chủ nhà hàng cũng như bộ phận kế toán cần phải hoàn thành bảng lương. Và đến ngân hàng để hoàn tất các thủ tục chi trả lương. Theo đúng kỳ hạn đã thông báo từ trước với nhân viên.
Tiền lương của nhân viên nghỉ việc
Chủ nhà hàng tiến hành tính các khoản tiền lương cho nhân viên. Trong trường hợp họ nghỉ việc đúng theo quy định của hợp đồng. Cụ thể, các ngày nghỉ phép chưa được sử dụng sẽ được quy đổi thành tiền lương tương ứng. Để chi trả cho nhân viên trước lúc họ nghỉ việc.
Các công thức tính lương cho nhân viên nhà hàng
Sau khi đã hiểu rõ các nguyên tắc vừa nêu trên. Hãy cùng đi vào khám phá các công thức tính lương nhân viên phục vụ nhà hàng trong từng trường hợp cụ thể.
Tính lương cho nhân viên theo thời gian làm việc
Đối với cách tính dựa trên thời gian làm việc thực tế của nhân viên nhà hàng. Và mức lương thỏa thuận ban đầu. Bạn có thể sử dụng công thức sau:
- Lương tháng = (Lương thỏa thuận + Phụ cấp (nếu có)) / (Số ngày làm việc trong tháng) x (Số ngày làm việc thực tế).
- Tính lương tuần = (Mức lương tháng x 12) / 52.
- Lương ngày = Mức lương tháng / Số ngày làm việc trong tháng theo quy định.
- Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo quy định.
Tuy nhiên, đây chưa phải là công thức phổ biến được nhiều nhà hàng áp dụng nhất. Trong thực tế, các chủ nhà hàng thường mặc định mức lương thỏa thuận một tháng luôn dành cho 26 ngày công. Do đó, công thức tính lương cho nhân viên sẽ là:
- Lương tháng = (Lương thỏa thuận + Phụ cấp (nếu có)) / 26 x (Số ngày công đi làm thực tế trong tháng).
Tính lương cho nhân viên tăng ca
Như đã đề cập ở trên, nhân viên sẽ được nhận tiền lương thưởng trong các ngày nghỉ lễ. Do đó, đối với trường hợp tăng ca vào những ngày này. Bạn sẽ sử dụng công thức tính lương như sau:
- Tăng ca ngày thường. Tiền lương tăng ca = (Tiền lương thực cho 1 giờ làm việc của ngày bình thường) x 150% x (Số giờ làm thêm).
- Tăng ca ngày cuối tuần. Tiền lương tăng ca = (Tiền lương thực cho 1 giờ làm việc của ngày bình thường) x 200% x (Số giờ làm thêm).
- Nhân viên tăng ca vào ngày Lễ Tết. Tiền lương tăng ca = (Tiền lương thực cho 1 giờ làm việc của ngày bình thường) x 300% x (Số giờ làm thêm).
Công thức tính lương cho nhân viên nhà hàng làm ban đêm
Trong trường hợp cuối cùng này. Bạn sẽ sử dụng đến 2 công thức tính lương sau:
- Tiền lương làm việc vào ban đêm = (Tiền lương thực trả) x 130% x (Số giờ làm việc vào ban đêm).
- Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Tiền lương làm việc vào ban đêm) x 150%.
Trên đây là những tổng hợp của Thế Giới Nhà Hàng về vấn đề cong thuc tinh luong cho nhan vien nha hang. Nếu bạn cảm thấy hữu ích, đừng ngần ngại lưu lại và chia sẻ đến với đồng nghiệp, bạn bè nhé!
Xem thêm bài viết: Tìm hiểu cách tính lương cho nhân viên quán cafe hợp lý