Cập nhật nhanh tin nóng về tình hình kinh tế Đông Nam Á trong nửa cuối năm 2023 giúp dự đoán xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng trong năm tới.
Nửa cuối năm 2023 đang đến gần và thị trường kinh tế Đông Nam Á đang chứng kiến những sự biến đổi đáng chú ý. Dưới đây là một số điểm tin nhanh quan trọng về tình hình kinh tế của khu vực này. Cùng THẾ GIỚI NHÀ HÀNG khám phá nhé!
Nền kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt 100 tỷ đô la doanh thu trong năm 2023
Bất chấp các bất ổn vĩ mô toàn cầu, các nền kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến đạt tổng giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ 218 tỉ đô la Mỹ và tổng doanh thu 100 tỷ đô la trong năm 2023, theo báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Company, công bố hôm 1-11.
“Đông Nam Á đã vượt qua những cơn gió ngược kinh tế vĩ mô toàn cầu với khả năng chống chịu cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Niềm tin của người tiêu dùng trong khu vực bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2023 sau khi giảm xuống mức thấp hơn trong nửa đầu năm 2023”, báo cáo ghi nhận.

Nếu tính theo thước đo tổng giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ (GMV), nền kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt giá trị 218 tỉ đô la, tăng 11% so với năm 2022. Báo cáo tiết lộ doanh thu của nền kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt 100 tỷ đô la trong năm nay, tăng nhanh hơn 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng GMV của khu vực. Điều này là do các công ty đang chuyển trọng tâm từ “tăng trưởng bằng mọi giá” sang lợi nhuận, trong nỗ lực xây dựng hoạt động kinh doanh “lành mạnh”.
Thị trường kinh tế số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2025
Trong đó, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 20% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2025, nhanh nhất Đông Nam Á và đang trên đà đạt giá trị 45 tỷ đô la vào năm 2025.
Lưu ý, tổng giá trị giao dịch hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử của Đông Nam Á ước tính sẽ đạt 186 tỉ đô la vào năm 2025, tăng từ mức 139 tỉ đô la trong năm 2023. Sau Covid-19, các dịch vụ du lịch và vận chuyển dựa trên nền tảng trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ phục hồi về mức trước đại dịch vào năm 2024.
Dù hoạt động ăn uống trực tiếp tại các nhà hàng đã trở lại bình thường và các nền tảng cắt giảm các chương trình khuyến mãi, doanh thu giao đồ ăn, thuộc lĩnh vực vận chuyển, ở Đông Nam Á dự kiến đạt 800 triệu đô la trong năm 2023, tăng 60% so với một năm trước.

Với mức tăng trưởng dự kiến 85% so với năm ngoái, dịch vụ du lịch trực tuyến là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số Thái Lan trong năm 2023.
Tổng giá trị giao dịch ở lĩnh vực truyền thông trực tuyến của Đông Nam Á dự báo tăng lên 26 tỷ đô la trong năm nay, cao hơn 10% so với năm ngoái. Quảng cáo và phát video trực tiếp dự kiến sẽ vẫn là động lực tạo doanh thu dài hạn khi lĩnh vực này hướng tới 34 tỷ đô la giá trị giao dịch vào năm 2025.
Campuchia: Khôi phục không gian chính sách và đa dạng hóa nền kinh tế để phục hồi và tăng trưởng bền vững
Nền kinh tế Campuchia tiếp tục phục hồi khá vững chắc nhờ hồi sinh mạnh mẽ của lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành may mặc, phải vật lộn với những “cơn gió ngược” từ bên ngoài. Triển vọng tăng trưởng của Campuchia phụ thuộc nhiều vào các rủi ro bên ngoài, đặc biệt là sự suy yếu trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu và sự gia tăng mới về giá cả hàng hóa toàn cầu.
TS. Choi, Kinh tế trưởng của AMRO, trưởng đoàn công tác cho biết: “Nền kinh tế Campuchia được dự đoán sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2023, từ mức 5,2% trong năm 2022. Sự phục hồi du lịch mạnh mẽ, bên cạnh mức tiêu dùng nội địa bị dồn nén, sẽ giúp duy trì sự phục hồi kinh tế đang diễn ra”. “Tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 6,2% trong năm 2024 nhờ tiêu dùng ổn định và xuất khẩu hàng may mặc phục hồi, phản ánh sự phục hồi trong sản xuất toàn cầu.”

Cam kết chắc chắn của Campuchia trong việc thực hiện các biện pháp toàn diện về biến đổi khí hậu và áp dụng các công nghệ mới sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và nền kinh tế số.
Lạm phát của Lào liên tục giảm, nhưng vẫn ở mức cao trong khu vực
Cục Thống kê Lào ngày 1/8 cho biết tỷ lệ lạm phát của nước này đã giảm 27,8% trong tháng Bảy vừa qua, tiếp nối đà giảm 38,86% của tháng 5/2023 và 28,8% của tháng Sáu. Tuy nhiên, tính chung trong khu vực, Lào vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Lào, trong sáu tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 38,06%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất giá của đồng nội tệ (đồng kip). Trong tháng 7/2023, giá tiêu dùng tại Lào cao chủ yếu ở các nhóm hàng thực phẩm và đồ uống không cồn, tăng 37,81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp đó là nhóm khách sạn và nhà hàng tăng 32,8%, nhóm quần áo và giày dép tăng 28,5%, hàng gia dụng tăng 24,7%, nhóm chăm sóc y tế và thuốc tăng 20,8% và nhóm ngành truyền thông và vận tải tăng 14,50%.
Tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia
Malaysia là thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống… Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng cơ hội này để mở rộng thị trường… Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong ASEAN và thứ 9 trên thế giới.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Malaysia 7 tháng năm 2023 đạt 7,07 tỷ USD, giảm mạnh tới 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, cũng giảm tới 17,7% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 4,21 tỷ USD giảm 24,0% so với cùng kỳ. Điểm đáng khích lệ là nhập siêu từ Malaysia trong 7 tháng năm 2023 dù lên tới 1,35 tỷ USD nhưng chỉ còn chiếm 45,3% so với kim ngạch xuất khẩu, giảm 34,5% so với cùng kỳ về giá trị.

Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh như hóa chất đã tăng tới 119,8%, máy tính và linh kiện sụt giảm kim ngạch tới 55,9% so với cùng kỳ. Mặt hàng điện thoại và linh kiện dù vẫn tăng trưởng 20,5% nhưng đã tụt xuống thứ 4 về kim ngạch và chỉ còn 257,5 triệu USD, sau cả mặt hàng sắt thép các loại. Ngoài ra, các mặt hàng khác có kim ngạch tăng trưởng như thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 31,3%, clinker và xi măng tăng tới 77,2%, giầy dép các loại tăng tới 53,6%, hàng rau quả tăng tới 20,7%…
Singapore thu hẹp dự báo tăng trưởng năm 2023 do nhu cầu bên ngoài “yếu“
Singapore đã thu hẹp dự báo tăng trưởng kinh tế xuống còn 0,5% và 1,5% trong năm nay, với lý do nhu cầu bên ngoài trì trệ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy yếu. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore dự báo tăng trưởng của nước này đã được cắt giảm từ 0,5% xuống 2,5%.
Lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu đã giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, tệ hơn mức giảm 5,4% trong quý trước. Ngoài sự suy giảm dự kiến tại các thị trường quan trọng có nhu cầu của Singapore, suy thoái điện tử toàn cầu cũng có thể sẽ kéo dài, với sự phục hồi dần dần dự kiến sớm nhất là vào cuối năm nay.

Triển vọng kinh tế ASEAN+3 nửa cuối năm 2023
Với những diễn biến kinh tế khu vực gần đây, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo tăng trưởng kinh tế ASEAN+3 ở mức 4,6%, lạm phát toàn phần đối với 12 nền kinh tế (ngoại trừ Lào và Myanmar) giảm xuống 3,0% trong năm 2023.
Trong báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 (AREO) vừa công bố, AMRO đánh giá, tăng trưởng trong ASEAN+3 được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa ổn định, trong khi lạm phát toàn phần đã điều tiết trên hầu hết các nền kinh tế của khu vực nhờ việc giá cả hàng hóa toàn cầu giảm và sự bình thường hóa chuỗi cung ứng.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của ASEAN+3 có dấu hiệu phục hồi trong nửa đầu năm 2023. Sau 6 tháng suy giảm liên tiếp, thì kể từ tháng 4/2023 đến nay, hoạt động xuất khẩu trong khu vực đã có những chuyển biến tích cực, một phần là do nhu cầu cải thiện mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) cho thấy, các sản phẩm xuất khẩu chính của khu vực bao gồm máy móc và ô tô sẽ có sự cải thiện dần dần trong các quý tiếp theo. Ngoài ra, nhu cầu thế giới về chất bán dẫn được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2024, điều này sẽ nâng cao hơn nữa khả năng xuất khẩu của khu vực.
Triển vọng nửa cuối năm 2023 và năm 2024
Với những diễn biến kinh tế khu vực gần đây, AMRO dự báo khu vực ASEAN+3 vẫn sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2023. Lạm phát toàn phần đối với 12 nền kinh tế ASEAN+3 (ngoại trừ Lào và Myanmar) năm 2023-2024 được điều chỉnh giảm, dự kiến sẽ giảm xuống 3,0% so với mức 4,1% trong năm 2022.
Đồng thời, dự báo tăng trưởng của ASEAN đã được điều chỉnh giảm xuống 4,5% từ mức 4,9% trong dự báo trước đó, phản ánh tác động của nhu cầu bên ngoài yếu hơn đối với Singapore và Việt Nam.
Năm 2024, ASEAN+3 dự kiến sẽ tăng trưởng 4,5%. Dự báo lạm phát toàn phần của 12 nền kinh tế ASEAN+3 sẽ giảm dần xuống mức 2,4%. Ngược lại, lạm phát cơ bản ở Lào và Myanmar đã được điều chỉnh tăng lên khoảng 25% – phản ánh tác động kéo dài của việc đồng tiền mất giá mạnh ở cả hai nền kinh tế này.
Các rủi ro chính ASEAN+3 đang phải đối mặt trong nửa cuối năm 2023
Bên cạnh những triển vọng kinh tế, số liệu thống kê của AMRO cho thấy, những nguy cơ tiềm ẩn đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực. Điều này chủ yếu là do các yếu tố gồm: Hoạt động kinh tế ở các nền kinh tế tiên tiến khả quan hơn, căng thẳng trong hệ thống ngân hàng toàn cầu đã giảm bớt kể từ tháng 3/2023 và giá hàng hóa thấp hơn dự kiến. Ngoài rủi ro này, ASEAN+3 cũng tiếp tục đối mặt với những rủi ro dài hạn liên quan đến ổn định tài chính vĩ mô, có thể gây tổn thất lớn cho sự ổn định của hệ thống tài chính.

Trong khi rủi ro ngắn hạn từ COVID-19 đã giảm đi, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo về khả năng xuất hiện bệnh truyền nhiễm mới trên toàn cầu. Một kịch bản như vậy có thể gây ra những vết sẹo kinh tế bổ sung trên toàn khu vực ASEAN+3.
Bài viết này, THẾ GIỚI NHÀ HÀNG đã cập nhật các thông tin và xu hướng mới nhất về thị trường kinh tế Đông Nam Á trong nửa cuối năm 2023, giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức mà khu vực này đang đối diện. Đăng ký thành viên để không bỏ lỡ những cập nhật tin tức mới nhất nhé!