Là một người kinh doanh, bạn đã biết cách đàm phán giá với nhà cung cấp chưa? Nếu câu trả lời là chưa, hãy tham khảo ngày bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!
Để có thể tối ưu hoá lợi nhuận trong suốt quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải biết cách đàm phán giá với nhà cung cấp. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó? Hãy cùng Thế Giới Nhà Hàng đi vào tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết ngày hôm nay nhé! Đảm bảo sẽ mang đến cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích và cần thiết.
Biết rõ vị trí của doanh nghiệp
Đây là một công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại bị nhiều doanh nghiệp lãng quên. Khiến họ dễ dàng bộc lộ những khuyết điểm trong quá trình thương lượng và đàm phán. Dẫn đến việc kết quả không được như mong muốn ban đầu. Do đó, để chắc chắn, bạn nên viết những yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp ra giấy theo hệ thống. Hoặc dưới dạng bản đồ tư duy trước khi bắt đầu cuộc đàm phán.
Đồng thời, tự đặt ra những câu hỏi khi thương lượng với nhà cung cấp như:
- Ngân sách của doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Hạn chót để hoàn thành một thỏa thuận là gì?
- Ai cần ký tên, ký vào đâu và khi nào họ cần có mặt?
- Các yếu tố khi đàm phán giá cả với nhà cung cấp được coi là “phải có” và “tốt khi có” là gì?
- Lựa chọn thay thế khi không thể thực hiện được thỏa thuận này?
- Doanh nghiệp có đủ khả năng để thoát khỏi hợp đồng không?
- Nếu mọi thứ xảy ra sau đó, quy trình giải quyết tranh chấp hoặc hủy bỏ hợp đồng sẽ như thế nào?
Tìm hiểu về nhà cung cấp
Tiếp theo, bạn cũng cần phải biết được chính xác điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của đối tác cung cấp là gì. Từ đó, có thể chuẩn bị một kịch bản tốt hơn cho buổi đàm phán. Cũng như hướng nội dung và kết quả theo kịch bản đã định trước. Để thực hiện được điều này và dễ dàng hình dung đúng các giả định. Bạn cần phải xem xét lại thông tin ở những nơi sau:
- Bản thảo Hợp đồng hoặc các tài liệu đề xuất.
- Ghi chú từ các cuộc họp hoặc cuộc gọi trước.
- Các cuộc trò chuyện trước đây qua email.
- Trang web của nhà cung cấp, bao gồm các bài báo gần đây.
- Các khách hàng khác đã từng thực hiện đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp.
- Bản phác thảo những thay đổi về nhân sự hoặc các mục tiêu chiến lược.
Tất cả nguồn cung cấp vừa nêu trên sẽ đem đến cho bạn những thông tin trực tiếp và bối cảnh về đối tác tiềm năng. Đồng thời, giúp bạn trang bị tốt hơn trước khi đi vào đàm phán.
Giao tiếp rõ ràng là cách đàm phán giá với nhà cung cấp
Có thể nói, giao tiếp chính là chìa khóa để thể hiện sự kỳ vọng của bạn đối với nhà cung cấp và thương lượng các điều khoản mà bạn mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, minh bạch và thẳng thắn trong suốt quá trình hợp tác.
Khi thông tin liên lạc rõ ràng và hiệu quả được thiết lập. Bạn có thể làm việc cùng với nhà cung cấp để vượt qua bất kỳ trở ngại, khó khăn nào ngăn cản việc tiến đến thỏa thuận. Do đó, hãy chú ý không chỉ đề cập những gì được nói, mà còn cả thời điểm nói. Cụ thể, cách đàm phán với nhà cung cấp ở đây là trả lời các câu hỏi hoặc đề xuất một cách thích hợp và vào đúng thời điểm.
Tạo dựng sự đồng cảm
Sự đồng cảm sẽ được xây dựng dựa trên việc tập trung vào những đề xuất của nhà cung cấp trong quá trình thương lượng. Tuy nhiên, đây là một điều khá khó để thực hiện. Đặc biệt khi bạn đang trong một cuộc đàm phán phức tạp. Bởi bạn chỉ mải suy nghĩ về quan điểm tiếp theo hoặc cách để phản bác đối phương.
Do đó, có một kỹ thuật đơn giản để có thể tạo dựng sự đồng cảm trong trường hợp này. Đó chính là tập trung lắng nghe và sau đó, lặp lại những điểm chính mà nhà cung cấp vừa nói để xác nhận lại với họ. Điều này có thể tạo ra một vòng phản hồi tích cực vì nhà cung cấp sẽ đánh giá cao rằng bạn đã lắng nghe ý kiến của họ.
Đề ra phương án thỏa hiệp khả thi
Chắc chắn cả hai bên sẽ có những điều kiện hy vọng đối phương chấp nhận và điều chỉnh chúng khi đàm phán giá cả với nhà cung cấp. Tuy nhiên, có một số điều kiện là vô cùng quan trọng đối với công việc kinh doanh của bạn. Nhưng lại chẳng có ý nghĩa gì với nhà cung cấp.
Chính vì vậy, việc bạn cần làm lúc này là ứng biến linh hoạt khi cần thiết. Để hướng tới kết quả tốt nhất cho đôi bên. Đồng thời, không được do dự về mục tiêu đàm phán quan trọng của bạn. Có như vậy, bạn mới có thể tìm thấy sự thỏa hiệp cho phép cả hai bên hợp tác với nhau. Mà không mất đi bất cứ điều kiện quan trọng nào.
Ghi chú các điều khoản – Cách đàm phán giá với nhà cung cấp
Cuối cùng, sau khi đạt được bất cứ một thỏa thuận nào. Hãy xác nhận rõ ràng những điều đó ra giấy trước khi tiếp tục phiên đàm phán. Bởi thông thường, sẽ có nhiều điểm quan trọng và nhiều thứ thay đổi khiến bạn dễ bị nhầm lẫn, sai sót. Bên cạnh đó, việc ghi chú rõ ràng cũng sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng các vấn đề. Liên quan đến tranh chấp về pháp lý giữa đôi bên trong tương lai.
Với cach dam phan gia voi nha cung cap được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay, Thế Giới Nhà Hàng hy vọng rằng bạn đã nắm giữ được những bí quyết có thể vận dụng hiệu quả trong thực tế!
Xem thêm bài viết: Hoàn thành biên bản lựa chọn nhà cung cấp đúng chuẩn