Vấn đề về hợp đồng mua bán hải sản đông lạnh bị vô hiệu rất được quan tâm đến. Để hiểu rõ về vấn đề này mời bạn đọc tham khảo bài viết của Thế Giới Nhà Hàng.
Vấn đề về hợp đồng mua bán hải sản đông lạnh bị vô hiệu rất được quan tâm đến. Vậy các doanh nghiệp cần lưu ý gì để hợp đồng mua bán hàng hóa không bị vô hiệu? Hợp đồng bị vô hiệu khi nào? Điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực? Để hiểu rõ về vấn đề này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết của Thế Giới Nhà Hàng.
Hợp đồng mua bán hải sản đông lạnh bị vô hiệu khi nào?
Các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu cụ thể được quy định. Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 từ Điều 123 đến Điều 129 và Điều 408 Bộ luật dân sự 2015:
- a. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123);
- b. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124);
- c. Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125);

Những điều khoản trong bộ luật áp dụng cho hợp đồng nguyên tắc mua bán hải sản:
- d. Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126);
- e. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);
- g. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128);
- h. Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129);
- i. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408).
Điều kiện hợp đồng có hiệu lực
Một hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định. Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hợp đồng mua bán thực phẩm tươi sống có hình thức của giao dịch dân sự. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Nếu không đáp ứng đúng các yêu cầu trên, giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu. Hợp đồng mua bán theo nghĩa rộng nó cũng là một giao dịch dân sự. Vậy nên cần phải đảm bảo các điều kiện này để có hiệu lực.
Các bên khi giao kết phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc tự do giao kết. Không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Đây cũng là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Nếu các bên vi phạm nguyên tắc này thì đó sẽ là những nguyên nhân làm hợp đồng vô hiệu. Ví dụ việc giao kết hợp đồng do bị cưỡng ép, bị lừa dối… Bên cạnh những điều kiện chung hợp đồng cần tuân thủ một số điều kiện khác.
Về chủ thể trong hợp đồng mua bán hải sản đông lạnh
Các chủ thể tham gia vào hợp đồng mua hải sản cần phải có năng lực chủ thể. Đối với chủ thể là thương nhân cần phải năng lực pháp luật và năng lực hành vi thương mại. Còn chủ thể khác không phải là thương nhân phải có năng lực hành vi dân sự.

Trong hợp đồng, một bên phải là thương nhân được thành lập hợp pháp. Thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh.
Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện kinh doanh. Thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật. Trong việc giao kết hợp đồng, nếu cử đại diện thì đại diện của các bên phải đúng thẩm quyền. Nếu không có hoặc không đúng thẩm quyền, phạm vi đại diện thì cũng không phát sinh hiệu lực. Trừ trường hợp được người giao đại diện chấp thuận.
Về đối tượng
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Không phải là những hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu thuộc đối tượng cấm kinh doanh thì hợp đồng mua hải sản mặc nhiên vô hiệu.

Về hình thức và nội dung hợp đồng mua bán hải sản đông lạnh
Theo Điều 24 Luật thương mại năm 2005:
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân thủ theo các quy định đó.
Theo nguyên tắc chung, nếu hình thức của văn bản là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thì phải tuân theo quy định đó. Như vậy, hình thức của hợp đồng không phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực. Nó chỉ là điều kiện có hiệu lực khi pháp luật có quy định. Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức khi pháp luật bắt buộc thì hợp đồng bị vô hiệu.
Nội dung của hợp đồng thương mại không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Trên đây là những điều cần lưu ý để hop dong mua ban hai san dong lanh không bị vô hiệu. Trong quá trình kinh doanh, các bên phải cẩn trọng khi lập hợp đồng. Trên blog Thế Giới Nhà Hàng để tìm thêm thông tin hữu ích.
Xem thêm: Kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống chuẩn bị thế nào?