Nếu bạn đang có những thắc mắc xoay quanh vấn đề cách đăng ký bản quyền thương hiệu thì bài viết dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời hợp lý.
Hiện nay, để đảm bảo các hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách suôn sẻ và thuận lợi. Bạn cần phải biết cách đăng ký bản quyền thương hiệu. Cụ thể, nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo các thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay của Thế Giới Nhà Hàng. Cùng khám phá ngay nhé!
Tìm hiểu khái niệm đăng ký bản quyền thương hiệu
Có thể hiểu, đăng ký bản quyền thương hiệu là một thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ. Nhằm xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Việc đăng ký bản quyền thương hiệu có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Theo đó:
- Quyền với thương hiệu hay nhãn hiệu phát sinh khi có đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Chủ sở hữu sau khi đăng ký bản quyền cho thương hiệu và được cấp giấy chứng nhận sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam như đã nêu trên.
- Không chỉ vậy, đây còn là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp xảy ra.
- Các quyền lợi về kinh tế như chuyển nhượng, nhượng quyền chỉ được phép thực hiện khi có giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.
Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền thương hiệu
Để bắt đầu đăng ký bản quyền thương hiệu, bạn cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Bước 1. Thiết kế và lựa chọn thương hiệu cần đăng ký bản quyền. Lưu ý là không nên chọn mẫu thương hiệu quá đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc cụm từ được sử dụng hàng ngày.
- Bước 2. Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký bản quyền thương hiệu trước khi nộp đơn. Bước này sẽ giúp hạn chế tối đa trường hợp thương hiệu bị từ chối do bị trùng hoặc tương tự với các thương hiệu khác đã được đăng ký từ trước đó.
- Bước 3. Soạn thảo hồ sơ thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu.
- Bước 4. Tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ và theo dõi đơn.
- Bước 5. Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu.
Địa điểm đăng ký bản quyền thương hiệu
Có 2 cách để các doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu. Đó chính là nộp trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc nhờ đến các đại diện thực hiện thủ tục. Trong trường hợp nộp trực tiếp, bạn có thể đến trụ sở chính hoặc các văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
- Phòng đăng ký – Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội.
Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tel: 024 3858 3069
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tel: 028 3920 8485
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng.
Địa chỉ: Số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu
Về thời gian đăng ký bản quyền tên thương hiệu, thời gian thẩm định đơn đăng ký là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn theo Quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ lần lượt thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu: 1-2 tháng
- Công bố đơn đăng ký thương hiệu: 1 tháng
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu: 9 tháng
- Cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 1-2 tháng
Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể sẽ dài hơn so với quy định tùy thuộc vào nhiều lý do khách quan khác. Như mức độ phức tạp của thương hiệu, tình trạng gây tranh cãi đối với các thương hiệu liên quan hoặc sự quá tải về số lượng đơn từ được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, bạn cần có sự kiên nhẫn chờ đợi để nhận được kết quả.
Một số lưu ý trong cách đăng ký bản quyền thương hiệu
Cuối cùng, để đảm bảo việc đăng ký bản quyền thương hiệu được diễn ra thuận lợi như mong muốn. Bạn nên xem xét một số lưu ý như:
- Phân nhóm rõ ràng sản phẩm và dịch vụ. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ được phạm vi độc quyền đối với thương hiệu. Và xác định được chính xác lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Lựa chọn đơn vị ủy quyền uy tín. Trong trường này, bạn sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đại diện để công ty dịch vụ có thể thay mặt đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cũng như thực hiện các công việc liên quan khác.
Trên đây là bài viết của Thế Giới Nhà Hàng về cach dang ky ban quyen thuong hieu. Chúc doanh nghiệp của bạn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai!
Xem thêm bài viết: Hướng dẫn các thủ tục kê khai thuế cho nhà hàng của bạn