Các vị trí nhân sự trong nhà hàng nào cần tuyển dụng để nhà hàng có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả? Cùng khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!
Việc hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của các vị trí nhân sự trong nhà hàng sẽ giúp người quản lý thực hiện công việc vận hành một cách trơn tru và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Thế Giới Nhà Hàng sẽ đem đến cho bạn những thông tin cực kỳ hữu ích, cũng như chi tiết về các vị trí nhân sự này. Cùng khám phá ngay bây giờ nhé!
Các vị trí nhân sự trong nhà hàng bộ phận Bếp
Có thể nói, trong bất kỳ mô hình kinh doanh nhà hàng nào, bộ phận Bếp chính là bộ phận quan trọng nhất. Thông thường, bộ phận này sẽ bao gồm các vị trí như: Bếp trưởng – Bếp chính – Bếp phó – Nhân viên bếp – Phụ bếp. Bên cạnh đó, để gia tăng khả năng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Một số nhà hàng lớn còn cho xây dựng thêm quầy bar. Cụ thể, đây không chỉ là nơi chế biến đồ uống dành cho khách hàng. Mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà hàng.
Bếp trưởng
Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm chính trước Ban giám đốc về các hoạt động trong khu vực bếp. Đồng thời, vị trí nhân sự ở nhà hàng này còn tham gia tư vấn cùng Ban Giám đốc về thiết kế, xây dựng thực đơn và các món ăn đặc biệt trong nhà hàng theo mùa hoặc các dịp đặc biệt khác trong năm.
Song song đó, đối với công việc quản lý, bếp trưởng sẽ thực hiện một khối lượng lớn các công việc. Bao gồm:
- Điều hành và quản lý chung toàn bộ các công việc được thực hiện trong bếp.
- Chịu trách nhiệm về các quy định chất lượng của món ăn trong nhà hàng.
- Quản lý, kiểm soát nguồn cung cấp cũng như số lượng, chất lượng nguyên vật liệu trong bếp.
- Quản lý hệ thống dụng cụ, thiết bị bếp.
- Tham gia các buổi họp và kết hợp với các bộ phận khác trong nhà hàng.
Bếp chính
Bếp chính sẽ là người phụ trách chủ yếu cho công việc chế biến món ăn trong nhà hàng. Thông thường, vị trí này có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng. Ví dụ, ở nhà hàng nhỏ, Bếp trưởng sẽ đảm nhiệm luôn cả vị trí của Bếp chính. Còn ngược lại, ở những nhà hàng lớn hơn, Bếp chính là một vị trí nhân viên trong nhà hàng được phân tách riêng biệt với Bếp trưởng.
Bên cạnh đó, một nhà hàng cũng có thể có nhiều Bếp chính chuyên phụ trách các nhóm món ăn khác nhau. Tuy nhiên, công việc chung của họ thường sẽ là:
- Hỗ trợ Bếp trưởng kiểm tra nguyên vật liệu và chuẩn bị dụng cụ làm bếp cần thiết.
- Chế biến món ăn theo đơn gọi món.
- Sáng tạo các công thức món ăn mới.
- Giữ gìn, quản lý khu vực bếp, cũng như các dụng cụ, thiết bị làm bếp.
- Hỗ trợ, hướng dẫn phụ bếp và thành viên mới.
Phụ bếp – Các vị trí nhân sự trong nhà hàng
Để được thăng chức lên Bếp trưởng hoặc Bếp chính, đa số đều phải trả qua vị trí Phụ bếp. Theo đó, đối với vị trí này, nhiệm vụ chính sẽ là hỗ trợ chế biến món ăn và sơ chế nguyên liệu theo sự phân công của Bếp trưởng, Bếp chính. Còn các công việc cụ thể, chi tiết sẽ bao gồm:
- Chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế toàn bộ nguyên liệu cần thiết, chế biến thực phẩm tươi sống.
- Hỗ trợ nấu nướng.
- Bảo quản, giữ gìn vị trí khu vực nhân sự trong nhà hàng thuộc bộ phận Bếp.
- Làm các công việc khác theo hướng dẫn, sắp xếp của Bếp trưởng.
Nhân viên quầy bar
Nhân viên quầy bar (hay Bartender) là một vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Họ cần phải biết lắng nghe cũng như thấu hiểu tâm lý khách hàng để phục vụ loại đồ uống phù hợp nhất. Thông thường, công việc của một Bartender là:
- Chuẩn bị, sắp xếp các dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho công việc pha chế.
- Gợi ý, nhận order và phục vụ đồ uống theo yêu cầu của khách hàng.
- Trò chuyện với khách hàng.
- Vệ sinh và kiểm soát các loại đồ uống, nguyên vật liệu.

Bộ phận Phục vụ
Có thể nói, nhân viên phục vụ chính là cầu nối giữa khách hàng và nhà bếp. Bởi họ sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và truyền đạt các yêu cầu về bộ phận Bếp. Cụ thể, nhiệm vụ của nhân viên phục vụ là:
- Trình menu cho khách hàng. Sau đó, tư vấn chọn món, ghi nhận order và chuyển order cho các vị trí nhân sự trong nhà hàng thuộc bộ phận quầy bar và bếp.
- Phục vụ món ăn theo đúng trình tự, yêu cầu và quy trình của nhà hàng.
- Hỗ trợ khách hàng khi có vấn đề xảy ra.
- Chuẩn bị chén dĩa, sắp xếp dụng cụ ăn uống, gấp giấy ăn, trang trí ly vào đầu ca làm việc.
- Kiểm soát và đảm bảo đồ dùng trên bàn ăn, phục vụ ngay khi cần.
Bộ phận Lễ tân trong Các vị trí nhân sự trong nhà hàng
Lễ tân là những người đại diện cho hình ảnh của nhà hàng. Do đó, họ có vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ bố trí nhân sự. Cụ thể, những người làm trong bộ phận Lễ tân sẽ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách. Cũng như giải đáp các thắc mắc, xử lý các khiếu nại của khách hàng. Trong suốt quá trình đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào vượt ngoài tầm kiểm soát, họ sẽ lập tức thông báo với cấp trên để tiến hành giải quyết.
Thế Giới Nhà Hàng đã giới thiệu đến bạn cac vi tri nhan su trong nha hang giữ vai trò quan trọng nhất. Nếu bạn cảm thấy hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ bài viết đến với mọi người nhé!
Xem thêm bài viết: Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự nhà hàng chuyên nghiệp