Trà đạo hay còn được gọi là sado trong tiếng Nhật. Được phát triển vào cuối thế kỷ 12 bởi nhà sư Eisai, Trà đạo Nhật Bản đã trở thành một lối văn hóa lâu đời và có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Hãy cùng The Gioi Nha Hang tìm hiểu Những nguyên tắc trong văn hóa trà đạo Nhật Bản nhé.
Nguồn gốc của những nguyên tắc trong văn hóa trà đạo Nhật Bản.
Theo nhiều nguồn tư liệu uy tín, vào cuối thế kỷ thứ 12. Một vị cao tăng người Nhật là nhà sư Eisai đã có dịp sang Trung Hoa để học đạo. Sau đó khi về nước, Eisai trở thành tác giả của “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki). Với nội dung chủ yếu xoay quanh những câu chuyện thú vị xung quanh hoạt động uống trà.

Sau đó, người dân Nhật Bản đã có nhiều suy nghĩ sâu xa hơn về văn hóa trà đạo Nhật Bản. Về các tác động tích cực của trà. Tác động lên văn hóa tinh thần trong việc thư giãn. Bên cạnh việc thưởng thức các hương vị đặc biệt của các loại trà. Sự kết hợp hài hòa giữa việc uống trà với cách thức Thiền tịnh của Phật giáo. Để nâng cao giá trị nghệ thuật về tinh thần khi thưởng thức trà. Họ đã phát triển nghệ thuật này trở thành Văn hóa Trà Đạo (茶道). Một giá trị lâu đời vô cùng độc đáo và đặc trưng của Nhật Bản.
Bốn nguyên tắc trong văn hóa trà đạo Nhật Bản.
Văn hóa trà đạo Nhật Bản có ý nghĩa cốt lõi là giúp tạo cảm giác thư thái cho tâm hồn. Bằng cách hòa hợp với thiên nhiên. Văn hóa trà đạo Nhật Bản bao gồm bốn nguyên tắc cơ bản chính là Hòa – Kính – Thanh – Tịch.
- “Hòa” được cắt nghĩa ở đây chính là sự chan hòa giữa con người và thiên nhiên
- “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện giá trị về lòng biết ơn cuộc sống
- “Thanh” ở đây có nghĩa là sự không phân biệt về địa vị, vật chất thì tấm lòng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản thông qua việc bày tỏ tấm lòng tôn kính với vạn vật xung quanh.
- “Tịch” có nghĩa là sự tĩnh lặng trong các hành động, tinh thần mang đến cho con người giảm giác an nhiên, nhẹ nhàng.

Xem thêm: Fanpage Thế Giới Nhà Hàng
Điểm đặc trưng trong nguyên tắc Văn Hóa Trà Đạo Nhật Bản
Không gian thưởng thức
Nơi trải nghiệm trà đạo được gọi là phòng trà. Với các chi tiết vật dụng bao gồm các hốc, bếp lò. Cùng các dụng cụ như nước đun sôi, trà. Cuối cùng các dụng cụ làm sạch được đặt trong một túp lều gọi là nhà nước và các lọ hoa được cắm theo mùa.
Với quy trình cụ thể khi đến với không gian trong văn hóa trà đạo như sau:
- Khách đến sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi.
- Được đưa ra khu vườn dẫn để đến phòng trà. Sau khi được phục vụ một tách nước nóng
- Tiếp đến, khách sẽ phải dừng lại dùng vòi nước có sẵn trong vườn để rửa tay trước khi vào phòng trà. Lối vào phòng trà được thiết kế thấp khiến mọi người đều phải cúi mình khi di chuyển. Thể hiện sự cung kính và khiêm tốn.
- Tại đây, chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách. Thể hiện một cách nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa phòng trà.
Pha trà – Nguyên tắc trong Văn Hóa Trà Đạo Nhật Bản
Yêu cầu về nước pha trà trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản. Chính là nước phải được nấu trong ấm kim khí và được đun trên bồn than lửa nhỏ để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Tiếp theo sẽ có những điều chỉnh thích hợp về nhiệt độ để pha từng loại trà phù hợp.
Đến công đoạn pha trà, phải đảm bảo dụng cụ pha trà và tách uống trà đều được tráng bằng nước sôi. Để làm ấm và sạch rồi dùng khăn lau khô.

Trước khi cho trà vào ấm, người pha trà thường ngửi trà để phân biệt trà. Sau đó căn cứ vào số người dùng trà mà lựa chọn cách pha trà cho phù hợp. Yêu cầu hoàn thiện về chén trà sau khi được rót phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hương, vị và sắc trà
Quy tắc khi uống trà trong văn hóa trà đạo Nhật Bản
Với các quy trình lần lượt như sau:
Đầu tiên: Xoay bát trà theo chiều kim đồng hồ.
Sau đó: Lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát. Tay phải vuốt ve bát trà và đồ uống. Sau khi uống, xoay mặt trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng của nghệ nhân pha trà và trò chuyện cùng nghệ nhân pha trà.
Cuối cùng: Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để lau cạnh của bát trà
Được xem là đặc trưng trong cách thưởng thức trà truyền thống. Sự cầu kỳ, chỉn chu trong cách thưởng thức trà sẽ giúp người trải nghiệm có được những cảm nhận sâu sắc. Về hương vị của trà, xa hơn là giá trị tinh thần không thể diễn tả. Bạn đã có cơ hội trải nghiệm thực tế được những nguyên tắc trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản chưa? Cùng chia sẻ với The Gioi Nha Hang nhé.