Bạn hãy cập nhật một cách nhanh chóng những quy định mới về hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123 được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Trong những năm vừa qua, Thông tư 78 và Nghị định 123 đã đặt ra những quy định mới về hoá đơn điện tử. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tiến hành cập nhật nhanh chóng. Để hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai hoá đơn điện tử. Cụ thể, bài viết dưới đây của Thế Giới Nhà Hàng đã tổng hợp lại những thông tin quan trọng về vấn đề này mà các doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú ý. Cùng khám phá ngay nhé!
5 quy định mới về hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123
Vào ngày 17/09/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC để thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019. Cũng như Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ quy định về các loại hóa đơn và chứng từ. Có thể nói, tính tới thời điểm hiện tại. Đây chính là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất quy định về hóa đơn điện tử.
Cụ thể, một số điểm tại Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định mới về hóa đơn điện tử năm 2023 bao gồm:
- Được ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.
- Giải thích quy định về mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn điện tử.
- Quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng.
- Xử lý hóa đơn có sai sót đã gửi cho cơ quan thuế trong các trường hợp.
- Quy định về hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử.
- Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.
- Lộ trình và thời điểm bắt buộc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử.
Tiếp theo, hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết, cụ thể về các quy định mới này.
Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ 3
Đầu tiên, theo quy định của Thông tư 78/2021/TT-BTC. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế (hay còn gọi là Bên bán) được quyền ủy nhiệm cho bên thứ 3 tiến hành lập hoá đơn điện tử theo thông tư mới nhất cho các hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, hóa đơn điện tử ủy nhiệm trong trường hợp này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Thể hiện rõ ràng, đúng thực tế phát sinh. Bao gồm tên, địa chỉ, mã số thuế bên uỷ nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.
- Uỷ nhiệm phải được lập bằng văn bản, hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa 2 bên. Bao gồm đầy đủ các thông tin như:
- Thông tin về bên nhận ủy nhiệm và bên ủy nhiệm: tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số.
- Thông tin về hóa đơn điện tử ủy nhiệm: Loại hóa đơn, ký hiệu trên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Mục đích và thời hạn ủy nhiệm.
- Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm. Ở đây cần ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm.
Giải thích ký hiệu mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử
Đối với ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số. Thông tư mới về hoá đơn điện tử đã quy định tại khoản 1 Điều 4 như sau.
Ký hiệu hóa đơn điện tử
Bao gồm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số. Trong đó:
- Ký tự đầu tiên là một chữ cái được quy định là C hoặc K. Cụ thể, C thể hiện cho HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Còn K thể hiện cho HĐĐT không có mã.
- Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả rập. Thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch.
- Một ký tự tiếp theo là 1 chữ cái thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Ví dụ như T, D, L, M, N, B, G, H.
- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định dựa trên nhu cầu quản lý. Cụ thể, trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn. Sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý hoá đơn điện tử theo thông tư mới nhất thì để là YY.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử
Theo đó, mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên (từ 1 đến 6). Dùng để phản ánh loại hóa đơn điện tử cụ thể như sau:
- Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
- Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng.
- Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công.
- Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.
- Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng
Quy định tại Điều 6, Thông tư 78/2021/TT-BTC đã nêu rõ về việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác. Cụ thể, thông tư mới về hoá đơn điện tử này quy định như sau:
“Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm theo bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của 2 bên. Nhưng ngày chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ;
Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng phát sinh thường xuyên với số lượng lớn, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên. Nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.”
Xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan Thuế có sai sót
Đối với hoá đơn điện tử tại quy định này, có 6 trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp cần thực hiện xem xét và đối chiếu. Sau đó, dựa trên hướng dẫn của quy định mới về hóa đơn điện tử năm 2023. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp phù hợp để khắc phục các sai sót.
Quy định mới về hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Trước đây, Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 chưa có các hướng dẫn cụ thể về nội dung của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cũng như chưa hướng dẫn việc tham gia dự thưởng. Do đó, nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong Thông tư 78/2021/TT-BTC. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm bài viết: Tìm hiểu về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Bài viết ngày hôm nay của Thế Giới Nhà Hàng đã đề cập đến một số quy dinh moi ve hoa don dien tu. Hy vọng bạn đã lưu lại được những thông tin hữu ích và cần thiết!