Dù kinh doanh gì, thương hiệu luôn gắn liền với rủi ro. Thế Giới Nhà Hàng tin rằng doanh nghiệp F&B cần cẩn trọng để tránh rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu.
Dù kinh doanh sản phẩm gì và áp dụng mô hình nào, thương hiệu luôn gắn liền với rủi ro. Riêng đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền, nguy cơ lại càng lớn hơn. Vừa chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, vừa chuyển giao công nghệ cho đối tác. Rủi ro cũng theo đó mà tăng lên. Thế Giới Nhà Hàng tin rằng doanh nghiệp F&B càng cần nhiều phương án để tránh rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu.
Rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu
Trong kinh doanh luôn ẩn chứa những yếu tố về rủi ro. Một số mô hình thành công của kinh doanh nhượng quyền. Trên thực tế, không phải thương vụ nhượng quyền thương mại nào cũng thành công. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền chỉ là thời gian ban đầu. Việc vận hành mô hình nhượng quyền thương mại thực sự phụ thuộc bên nhận nhượng quyền. Từ việc tiếp nhận nhượng quyền cho đến việc phát triển và đồng bộ hóa thương hiệu của mình.

Về vấn đề mặt bằng, bên nhận sẽ phải đáp ứng được một số các yêu cầu về địa điểm từ phía bên bán. Tuy nhiên, hầu hết các mặt bằng đẹp thường có giá rất cao. Khó khăn nhất là việc tuân thủ các hợp đồng thuê của các chủ nhà. Hợp đồng thuê đã ký. Nhưng khi hệ thống nhượng quyền bắt đầu phát triển, chủ nhà lại cố tình gây khó khăn.
Làm sao để hạn chế những rủi ro khi kinh doanh
Đánh giá và chọn nhà cung cấp chiến lược tránh rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu
Các vẫn đề về nhượng quyền thương hiệu có thể bắt đầu từ phía nhãn hàng. Doanh nghiệp nhượng quyền nào cũng có những bí mật kinh doanh. Đó chính là cốt lõi tạo nên sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ. Giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong định vị so với đối thủ cạnh tranh.

Để bảo toàn bí mật kinh doanh, doanh nghiệp nhượng quyền luôn độc quyền cung cấp một số mặt hàng. Có thể là nguyên vật liệu hoặc hàng hóa quan trọng được sử dụng nhiều nhất. Cũng như có đóng góp quan trọng nhất vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng.
Đây là những nhà cung cấp chiến lược có khả năng phân phối vươn xa theo sự phát triển thị trường địa lý của doanh nghiệp khi nhượng quyền.
Việc chọn nhà cung cấp chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ càng. Đánh giá chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn chất lượng nhà cung cấp theo tiêu chuẩn địa phương, quốc tế. Đây thường là khâu được doanh nghiệp thực hiện tốt hơn và kiểm soát rủi ro tốt nhất.

Tuy nhiên, rủi ro khi mua nhượng quyền thương hiệu luôn tồn tại. Không một doanh nghiệp nào có thể chắc chắn 100% không có rủi ro. Nhà cung cấp chiến lược nào cũng phụ thuộc vào các nhà cung cấp khác. Cho nên, đâu đó trong các mắt xích kéo dài, rủi ro vẫn luôn rình rập.
Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá và phê duyệt nhà cung cấp phi chiến lược
Bên nhận vẫn được cho phếp chọn và sử dụng nhà cung cấp địa phương. Các hàng hóa thứ yếu, hoặc cần sự tươi sống, hạn sử dụng ngắn và có sẵn ở địa phương. Đây chính là đặc thù tạo ra nhiều rủi ro nhất trong mô hình nhượng quyền.

Không ít các bê bối liên quan đến việc bên nhận sử dụng nguồn hàng không đảm bảo. Kết quả, các chi nhánh khác và cả bên thương hiệu gốc đều bị ảnh hưởng. Một quy trình rõ ràng, nghiệm ngặt sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro này.
Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn trong chế biến và phục vụ
Không nói về việc “Người mua nhượng quyền có lợi gì?”, bên mua phải đối mặt với nguy cơ đến từ chính mình. Đôi khi, rủi ro không liên quan gì đến chất lượng đầu vào hay trong quy trình của nhà cung cấp. Nguyên nhân có thể xuất phát trong quá trình vận chuyển, lưu trữ. Thậm chí là trong quá trình chế biến tại cửa hàng, chi nhánh trước khi đưa ra phục vụ.
Do đó, tiêu chuẩn quy định và công việc kiểm tra, ghi nhận chi tiết là vô cùng cần thiết. Giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và phát hiện những rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn, khi nhà cung cấp giao nhận nguyên vật liệu hay thành phẩm, người nhận cần kiểm tra hàng hóa theo bảng liệt kê kiểm hàng, kiểm tra các chi tiết theo yêu cầu như nhiệt độ, màu sắc, bao bì, mùi hương…

Trên lý thuyết, đây là quy trình chuẩn và bắt buộc phải thực hiện. Còn thực tế, do nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Vô hình trung góp phần tạo các vấn đề về nhượng quyền thương hiệu.
Và rất nhiều rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu khác cần lưu tâm
Ngoài những rủi ro trong khâu sản xuất, có những rủi ro hoàn toàn khách quan. Ví dụ như khác biệt văn hóa dẫn đến những hiểu lầm về thông điệp quảng bá.
Điển hình, tháng 12/2012, doanh nghiệp nhận nhượng quyền của Gloria Jeans Coffees Việt Nam đăng tải chương trình khuyến mãi dành cho phái nữ có chiều cao từ 1,65m.
Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, công ty nhượng quyền của hãng tại Úc đã nhận ngay email, điện thoại phản đối từ báo chí và khách hàng tại Việt Nam và trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về chương trình gọi là “khuyến mãi kỳ thị” này. Sau đó, chương trình bị hủy và công ty mẹ phải gửi thông cáo báo chí xin lỗi khách hàng.

Rui ro khi nhuong quyen thuong hieu không ít nhưng tiềm năng vẫn còn nhiều. Ngành F&B cạnh tranh rất mạnh. Để thành công, Thế Giới Nhà Hàng cho rằng doanh nghiệp cần tìm được điểm đặc biệt của mình. Như vậy, dù có hoạt động nhượng quyền hay không, bạn vẫn sẽ thành công.
Xem thêm: Tìm hiểu cách vận hành 1 nhà hàng chuyên nghiệp