Tính lãi lỗ trong kinh doanh không phải là công việc đơn giản. Làm sao để thực hiện chúng? Cùng Thế Giới Nhà Hàng giải đáp!
Tính lãi lỗ trong kinh doanh là một công việc phức tạp với nhiều con số. Các nhà hàng, quán café lớn sẽ có đội ngũ riêng để lo phần việc này. Nhưng ở quy mô nhỏ và vừa, chủ cửa hàng sẽ phải tự làm việc này. Nếu như mới đặt chân vào ngành F&B, bài viết dưới đây của Thế Giới Nhà Hàng có thể sẽ có ích với bạn.
Tính lãi lỗ trong kinh doanh nhà hàng, quán café vừa và nhỏ
Tính lãi lỗ hay lợi nhuận là việc tính toán được số tiền mà quán thu được khi hoạt động kinh doanh. Chỉ số lãi lỗ giúp chủ kinh doanh nhìn nhận khách quan về tính hình quán. Khi chỉ số này cao có nghĩa là việc kinh doanh đang đi đúng hướng. Nhưng nếu ngược lại, tức là đã có những sai sót ở đâu đó và cần điều chình lại. Lợi nhuận trong kinh doanh đơn giản được tính bằng công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Các khoản chi phí

Trong quá trình vận hành, có rất nhiều khoản chi phí. Để áp dụng chính xác công thức tính lãi lỗ trong kinh doanh, cần xác định rõ các chi phí là gì.
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí cơ bản đầu tiên
Mỗi loại hình kinh doanh có định mức chi phí nguyên vật liệu khác nhau. Muốn đảm bảo chính xác, tất cả các hạng mục cấu thành món phải được liệt kê. Ví dụ quán nhập bao nhiêu loại trà? Mỗi loại trà định lượng bao nhiêu? Đơn giá thế nào?…
Sau đó, hãy làm việc với đầu bếp/pha chế để thống nhất định lượng nguyên vật liệu cho từng món. Từ đó có thể tính được giá thành của từng sản phẩm. Lưu ý, công thức định lượng phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa các bộ phận. Việc đồng nhất như vậy tránh xảy ra tình trạng thất thoát và chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.

Chẳng hạn như khi bộ phận pha chế định nghĩa định mức 1 cốc nước ép dưa hấu từ 1/4 quả dưa. Nhưng kế toán cần định mức 1 cốc nước ép dưa hấu dùng bao nhiêu kg dưa hấu. Nhờ bảng công thức và quy trình quản lý, tính lãi lỗ trong ngành F&B được kiểm soát chặt chẽ.
Chi phí trong tháng
Trong quá trình vận hành kinh doanh, chắc chắn không thể thiếu những khoản chi phí hàng tháng. Một số loại chi phí đã được dự tính từ trước. Ví dụ như tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền marketing quảng cáo,…. Bên cạnh đó công việc kinh doanh cũng có thể phát sinh nhiều loại chi phí mới. Chúng bao gồm tiền sửa chữa, tiền trang trí dịp đặc biệt, tiền đồng phục nhân viên mới,… Tất cả các khoản này phải được ghi nhận vào chi phí trong tháng một cách cẩn thận. Thống kê chi tiết sẽ tránh thất thoát mà chủ kinh doanh không hề hay biết.
Chi phí phân bổ hàng tháng ảnh hưởng lớn đến tính lãi lỗ trong kinh doanh
Đối với các hạng mục có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, chủ kinh doanh nên phân bổ khoản chi phí đó thành nhiều tháng tương ứng. Ví dụ, bạn phải trả 120.000.000 đồng tiền thuê mặt bằng cho thời gian 6 tháng. Tức là chi phí mặt bằng được phân bổ mỗi tháng là 20.000.000 đồng.

Vì không được hướng dẫn tính lãi lỗ trong kinh doanh nên có những sai lầm nhất định. Thường gặp là tính toàn bộ số tiền phải trả khi thanh toán hạng mục này vào chi phí tháng. Điều này dẫn đến tổng chi phí của riêng tháng đó bị đội lên quá nhiều. Cuối cùng khi tính lợi nhuận theo tháng thì chắc chắn là lỗ. Trong khi đó, các tháng khác thì không bị tính khoản chi phí này nên khả năng lãi cao hơn. Với cách tính này, con số lãi lỗ không chính xác và không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh.
Một số loại chi phí thường được phân bổ hàng tháng là tiền mặt bằng, tiền mua trang bị, nội thất,… Các khoản chi tiêu được phân bổ hợp lý giúp chủ kinh doanh nhận định đúng thực tế.
Kết quả tính lãi lỗ trong kinh doanh nhà hàng, quán café
Sau khi lấy doanh thu trừ tất cả chi phí, lợi nhuận cuối cùng sẽ được tính ra. Con số âm hay dương cho biết kết quả kinh doanh tốt hay không. Việc tính lãi lỗ trong kinh doanh ảnh hưởng tới những quyết định trong vận hành.

– Nếu lợi nhuận nhỏ hơn 0, việc kinh doanh đang bị lỗ. Chủ kinh doanh nên xem xét thu chi. Cắt giảm những khoản chi không cần thiết, đẩy mạnh việc bán hàng nhằm tăng doanh thu.
– Nếu lợi nhuận bằng 0, việc kinh doanh đang hòa vốn. Mỗi một con số đều có ý nghĩa. Hòa vốn trong giai đoạn khai trương, việc này có thể hiểu được. Nhưng kinh doanh đã lâu thì việc này không ổn. Cần xem xét các khía cạnh về quản lý thu chi, lỗ lãi để đưa ra những quyết định đúng đắn.
– Nếu lợi nhuận lớn hơn 0, việc kinh doanh của bạn đang có lãi. Đây là tín hiệu tốt, hãy xem xét số liệu để tiếp tục phát triển trong thời gian sắp tới.
Làm sao để theo dõi lợi nhuận trong kinh doanh
Theo dõi kiểu truyền thống

Để tiết kiệm chi phí, chủ cửa hàng thường trực tiếp tính toán các khoản lợi nhuận này. Cũng có những quán chấp nhận tốn thêm tiền thuê nhân viên kế toán để theo dõi sổ sách. Tính lãi lỗ trong ngành F&B rất phức tạp và mất thời gian. Thế nên việc này không được thực hiện theo ngày, mà theo từng tháng.
Kế toán phải theo dõi giá trị hàng hóa nhập vào, giá trị hàng hóa đầu ra của sản phẩm. Với rất nhiều loại số liệu và chứng từ, kế toán phải rất cẩn thận khi làm việc
Công cụ hiện đại hỗ trợ tính lãi lỗ trong kinh doanh
Giờ đây có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng giúp báo cáo lợi nhuận đơn giản hơn. Người quản lý chỉ cần nhập số liệu đầu vào, phần mềm sẽ tính toán được số liệu. Quá trình này có thể được thực hiện vào cuối ngày giúp nâng hiệu quả theo dõi.

Tính lai lo trong kinh doanh là công việc quan trọng và cần phải chi tiết. Với sự phát triển của công nghệ, các chủ quán có thể thực hiện việc này dễ dàng hơn. Thế Giới Nhà Hàng sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc những bài viết bổ ích về ngành F&B!
Xem thêm: Cách tính giá cost tối ưu lợi nhuận cho nhà hàng, quán cafe