Để nắm chính xác kết quả quá trình kinh doanh trong suốt một năm vừa qua, bạn có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động được chia sẻ dưới đây.
Cuối năm là thời điểm hoàn hảo nhất để các doanh nghiệp tiến hành tổng kết quá trình kinh doanh suốt thời gian vừa qua. Để thực hiện được điều đó, cần có các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cụ thể. Và nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết được chia sẻ dưới đây của Thế Giới Nhà Hàng.
Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả hoạt động
Đánh giá hiệu quả hoạt động là bước cuối cùng trong quy trình triển khai một dự án hoặc một chiến dịch nào đó của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó lại có tầm quan trọng vô cùng to lớn bởi những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, giúp các nhà quản lý có thể nắm bắt một cách nhanh chóng tình hình hoạt động. Từ đó, đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Cũng như cân nhắc việc tiếp tục đẩy mạnh các ưu điểm. Và khắc phục kịp thời những vấn đề còn tồn đọng.
- Thứ hai, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc nhìn nhận tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ ba, giúp các tổ chức cho vay đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
Với những lợi ích kể trên, hãy cùng đi vào tìm hiểu những tiêu chí dùng để đánh giá kết quả hoạt động của một doanh nghiệp.
Hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên
Nguồn lao động chính là một trong những chỉ tiêu cần được quan tâm hàng đầu. Khi đánh giá kết quả hoạt động của một doanh nghiệp. Bởi thông qua việc đo lường hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên. Các nhà quản trị có thể đánh giá được khối lượng và hiệu quả công việc của từng người.
Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể so sánh với các lao động cùng ngành. Và thay đổi kế hoạch sử dụng lao động hợp lý hơn. Hiện nay, để thực hiện được điều này, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các giải pháp công nghệ hiện đại, tiện ích. Để đảm bảo tính khách quan và hệ thống.
Số lượng khách hàng mới – Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
Tiếp theo, một yếu tố mà doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là số lượng khách hàng mới. Muốn kiểm soát được vấn đề đó. Cần rà soát và kiểm tra thường xuyên danh sách những khách hàng cũ theo từng tuần/tháng/năm. Để đánh giá hiệu quả quá trình hoạt động thông qua số lượng khách hàng tiếp cận được mà không nằm trong danh sách này.
Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể vừa duy trì được lượng khách cũ để đảm bảo lợi nhuận không bị giảm sút. Vừa đề ra những chiếc lược marketing phù hợp để thu hút thêm nhiều sự chú ý của khách hàng mới.
Niềm tin của khách hàng
Muốn hoạt động lâu dài, bền vững thì cần phải xây dựng được niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng. Thông qua các đánh giá khách quan từ phía họ. Doanh nghiệp có thể tiến hành điều chỉnh lại các sản phẩm và dịch vụ bên mình. Việc làm này không chỉ giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện. Mà còn thúc đẩy quá trình cung ứng lâu dài.
Bên cạnh đó, quy luật 80/20 khi xây dựng tệp khách hàng thân thiết sẽ gián tiếp mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp. (Quy luật này có nghĩa là 20% khách hàng thân thiết sẽ đem lại 80% doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp).
Báo cáo tài chính là một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
Cuối cùng, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh quan trọng nhất là các báo cáo tài chính. Chúng sẽ giúp phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ vào việc thể hiện đầy đủ và chi tiết quá trình luân chuyển dòng tiền, lời lãi phát sinh,… Từ đó, doanh nghiệp có thể xem xét và đưa ra những cải thiện hiệu quả.
Một số yếu tố liên quan đến báo cáo tài chính mà bạn nên biết bao gồm:
- Tỷ số thanh toán hiện hành: đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Hệ số thích ứng dài hạn: đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Con số an toàn của chỉ số này là dưới 1.
- Số ngày phải thu: đánh giá hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu.
- Thời gian quay vòng hàng tồn kho: phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Con số an toàn của chỉ số này là từ 0.5-1 tháng.
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng tổng nguồn vốn. Nếu tỷ số này thấp, doanh nghiệp nên dừng việc kinh doanh và đầu tư vào những mảng có lợi nhuận cao hơn.
- Biên lợi nhuận hoạt động: đánh giá nỗ lực giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán, cắt giảm chi phí, cải thiện các khoản thu chi tài chính,… của doanh nghiệp.
Trên đây là cac tieu chi danh gia hieu qua hoat dong mà Thế Giới Nhà Hàng đã tổng hợp được và chia sẻ đến bạn. Chúc doanh nghiệp của bạn sẽ ngày càng phát triển và thành công hơn nữa trong tương lai!