Xây dựng biểu mẫu so sánh giá nhà cung cấp luôn là một bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời!
Khi tham gia các giao dịch kinh doanh, doanh nghiệp luôn xác định mục tiêu là đạt được lợi nhuận cao nhất có thể. Do đó, việc tính toán và xây dựng biểu mẫu so sánh giá nhà cung cấp là vô cùng cần thiết để tiết kiệm chi phí sản xuất. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó? Thế Giới Nhà Hàng sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước thông qua bài viết ngày hôm nay. Cùng khám phá ngay nhé!
Phương pháp so sánh trong định giá hàng hóa, dịch vụ
Tại khoản 1, điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BTC. Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định như sau: “Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật. Ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá. Với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước. Có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có).”
Có thể thấy, việc xác định các yếu tố trong các sản phẩm tương tự sẽ phản ánh chính xác chất lượng, công dụng và mẫu mã. Từ đó, giúp doanh nghiệp so sánh giá cả nhà cung cấp. Cũng như mang đến sự khách quan trong việc định giá hàng hóa, dịch vụ. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có thể khai thác tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời, cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ khác trên thị trường.
Xây dựng biểu mẫu so sánh giá nhà cung cấp
Từ phương pháp so sánh trong định giá hàng hóa, dịch vụ vừa nêu trên. Doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng biểu mẫu so sánh. Theo quy trình các bước sau:
Xác định tổng quát về hàng hóa, dịch vụ cần so sánh
Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải xác định số lượng, chủng loại, đặc điểm và các thông số kinh tế – kỹ thuật chủ yếu. Cũng như thời gian sử dụng, thực trạng tại thời điểm so sánh và các thông tin khác. Sau đó, xác định xem các yếu tố so sánh chủ yếu này có ảnh hưởng nhiều đến giá hàng hóa, dịch vụ cần so sánh hay không.
Bên cạnh đó, để đưa ra kết quả chính xác nhất. Doanh nghiệp cũng có thể thuê các tổ chức, cơ quan nghiệp vụ trước khi lập bảng so sánh giá của nhà cung cấp. Các tổ chức, cơ quan này có chức năng giám định tình trạng kinh tế – kỹ thuật, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cần so sánh.
Nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin
Ở bước tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và thu thập thông tin. Từ các hàng hóa, dịch vụ đang giao dịch trong cùng thị trường với nhà cung cấp. Ngoài ra, cũng có thể tham khảo với các thị trường trong khu vực và trên thế giới. Bởi điều này sẽ đem lại các phản ánh hiệu quả nhất. Đồng thời, giúp doanh nghiệp xác định giá khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường lớn hơn.
Có một lưu ý khi phân tích các nguồn thông tin. Là cần lựa chọn ít nhất 3 hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh. Để đảm bảo tính khách quan trong phản ánh và lựa chọn. Trong trường hợp không có đủ 3 hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh. Thì doanh nghiệp thực hiện lập mẫu so sánh giá nhà cung cấp theo số lượng thực tế thu thập được.
Phân tích thông tin – Biểu mẫu so sánh giá nhà cung cấp
Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành phân tích mức giá và các thông tin liên quan của hàng hóa, dịch vụ tương tự. Cũng như phân tích các yếu tố so sánh chủ yếu. Tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ cần so sánh vừa nêu trên.
Trường hợp không xác định được tỷ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh cụ thể của các yếu tố so sánh
Doanh nghiệp cần phải thuyết minh cơ sở tính toán. Và đưa ra kết luận về mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
Trường hợp xác định được tỷ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh cụ thể của các yếu tố so sánh
Việc điều chỉnh giá thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Lấy hàng hóa, dịch vụ cần định giá làm chuẩn. Để thực hiện việc điều chỉnh mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh theo từng đặc điểm.
- Việc điều chỉnh mức giá được thực hiện theo sự khác biệt của từng yếu tố so sánh trong định giá hàng hoá nhà cung cấp. Trên cơ sở cố định những yếu tố so sánh còn lại (coi như giống nhau). Mỗi mức điều chỉnh theo từng yếu tố so sánh phải được chứng minh. Từ các thông tin đã thu thập được trên thị trường.
- Xác định mức giá cho hàng hóa, dịch vụ cần định giá. Bằng cách lấy mức giá sau điều chỉnh đại diện chung của các hàng hóa, dịch vụ so sánh. Hoặc bằng mức giá trung bình của các mức giá sau điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh.
- Mức giá đại diện chung của các hàng hóa, dịch vụ so sánh. Là mức giá sau điều chỉnh của mỗi hàng hóa, dịch vụ so sánh. Được chọn theo các tiêu chí sau: Hàng hóa, dịch vụ so sánh có số lần điều chỉnh giá ít nhất. Có tỷ lệ điều chỉnh của mỗi yếu tố so sánh nhỏ nhất. Hoặc có tổng giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất.
Tạm kết
Bài viết ngày hôm nay của Thế Giới Nhà Hàng về bieu mau so sanh gia nha cung cap đến đây là kết thúc. Hy vọng bạn đã lưu lại được những thông tin hữu ích có thể áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: Gợi ý cách đàm phán giá với nhà cung cấp cực kỳ hiệu quả