Làm thế nào để gia tăng độ nhận diện thương hiệu và cải thiện doanh thu? Hãy tham khảo cách xây dựng chiến lược marketing của nhà hàng dưới đây để biết nhé!
Lĩnh vực F&B nói chung và nhà hàng nói riêng luôn là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các startup trẻ. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, khó tránh khỏi việc lãng phí nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vô ích vì không biết làm thế nào để quảng bá thương hiệu đúng cách. Do đó, bài viết ngày hôm nay của Thế Giới Nhà Hàng sẽ giúp bạn tìm hiểu về các bước xây dựng chiến lược marketing của nhà hàng thật hiệu quả. Cùng khám phá ngay nhé!
Nghiên cứu thị trường cho chiến lược marketing của nhà hàng
Nghiên cứu thị trường là nền tảng quan trọng của bất kỳ hoạt động marketing nào. Bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến sự thành bại của toàn bộ chiến dịch. Cũng như đánh giá được tổng thể thị trường mà nhà hàng của bạn đang hoạt động. Bao gồm các đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, phạm vi hoạt động của họ, sở thích khách hàng,…
Chính vì vậy, ngay từ ban đầu, bạn cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và phân tích chi tiết, bài bản về vấn đề nghiên cứu thị trường này. Ví dụ, đối với thị trường nhà hàng tại Việt Nam, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng cao sẽ dẫn đến việc cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.
Khi nghiên cứu thị trường marketing cho nhà hàng, bạn có thể tự đặt ra cho mình những câu hỏi cụ thể như sau:
- Phân khúc thị trường nào chưa được đáp ứng?
- Phân khúc thị trường có đủ lớn để bạn thu được nhiều lợi nhuận không?
- Các xu hướng marketing cho nhà hàng thay đổi như thế nào?
- Các yếu tố nào đang tác động đến thị trường?
- Đâu là những đối thủ cạnh tranh của bạn? Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì?
- Đâu là lợi thế cạnh tranh khác biệt của bạn so với các đối thủ? (Có thể là về chất lượng, giá cả, địa điểm, dịch vụ,…)
Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu
Tiếp theo, để chiến lược marketing được thực hiện tốt hơn, hãy xác định rõ ràng phân khúc khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng tới là gì. Dựa trên các tiêu chí về đặc điểm riêng của họ. Như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thói quen và sở thích. Cụ thể hơn, bạn có thể tìm hiểu xem: Ai sẽ là người quyết định đến nhà hàng? Họ thường đi theo nhóm hay đi một mình? Họ tìm kiếm các thông tin về nhà hàng từ đâu?…
Bên cạnh đó, nếu cảm thấy tệp khách hàng được xác định còn khá lớn và bao quát. Bạn cũng có thể chia thành những nhóm nhỏ để lập chiến lược marketing cho nhà hàng một cách dễ dàng hơn. Bao gồm nhóm khách hàng ít ăn ngoài, nhóm khách hàng tiết kiệm, nhóm khách hàng “sành ăn”, nhóm khách hàng đặc biệt quan tâm tới sức khoẻ,…
Thiết lập các mục tiêu cụ thể
Có thể nói, bất kỳ chiến lược marketing nào cũng cần phải có các mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Vì đây sẽ là “kim chỉ nam” giúp hoạt động kinh doanh của nhà hàng luôn đi đúng hướng. Bên cạnh đó, tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của nhà hàng, các mục tiêu cũng sẽ thay đổi một cách rõ rệt.
Ví dụ, các mục tiêu thông thường sẽ được chia thành 3 giai đoạn gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo đó, trong giai đoạn ngắn hạn, nhà hàng sẽ tổ chức các chương trình để kích thích nhu cầu và mang lại nguồn khách hàng ngay lập tức. Còn đối với dài hạn, chiến lược sẽ là tiếp cận theo thời gian để khách hàng dần dần nhận diện được thương hiệu.
Dự trù ngân sách, doanh số của chiến lược marketing của nhà hàng
Trong chiến lược marketing nhà hàng, một vấn đề quan trọng nữa cần được đề cập là ngân sách. Theo đó, dựa trên những mục tiêu mà bạn đã xác định ở trên. Hãy tính toán và lập bảng dự trù ngân sách thật chi tiết. Ước tính cụ thể từng khoản chi phí cần thiết cho toàn bộ chiến lược marketing, các kênh truyền thông, dự phòng,…
Thông thường, vào giai đoạn mới thành lập nhà hàng. Con số phù hợp dành cho việc marketing là khoảng 8-10% chi phí đầu từ. Còn đối với nhà hàng đã hoạt động nhiều năm, bạn có thể cân nhắc dựa trên doanh số để đẩy mạnh các hoạt động marketing hơn và tăng lên khoảng 15%.
Lựa chọn thông điệp marketing
Thông điệp chính là bản sắc và lời cam kết mà nhà hàng gửi đến khách hàng. Do đó, nếu muốn lựa chọn thông điệp marketing phù hợp, bạn cần xem xét 2 yếu tố. Một là thông điệp phải sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng và nêu bật được những giá trị cụ thể. Hai là thông điệp phải được đầu tư chỉn chu từ toàn bộ nguồn lực của nhà hàng.
Bên cạnh đó, để marketing hiệu quả cho nhà hàng. Bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố sau:
- Tập trung vào các yêu cầu tiềm ẩn của khách hàng mục tiêu.
- Thể hiện khả năng phát triển của nhà hàng.
- Chứng minh tầm quan trọng của vấn đề muốn truyền tải.
- Nêu bật những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được.
Lựa chọn kênh truyền thông
Cuối cùng, việc lựa chọn đúng kênh truyền thông cho nhà hàng sẽ giúp bạn giảm thiểu tối ưu các chi phí tiếp thị. Thông thường, một số hình thức quảng cáo phổ biến với mô hình kinh doanh nhà hàng là:
- Phát tờ rơi quảng cáo, treo băng rôn, poster ở các địa điểm đông người.
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi, sự kiện, giờ vàng, ưu đãi thành viên,…
- Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến. Như Youtube, Google, Facebook, Instagram, TikTok,…
- Sử dụng công cụ Online Marketing. Như Social Networking, Website Marketing, SEM, Email Marketing, siêu thị mua bán online, diễn đàn rao vặt.
Trên đây là bài viết của Thế Giới Nhà Hàng về cách xây dựng chien luoc marketing cua nha hang. Chúc bạn có thể áp dụng thành công và ngày càng phát triển doanh nghiệp của mình!
Xem thêm bài viết: Tổng hợp các hình thức marketing nhà hàng hiệu quả nhất