banner
Th3 9, 2023
135 Views
3 0

Phương án bố trí nhân sự trong nhà hàng

Written by

Để quá trình quản lý đội ngũ nhân viên trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, hãy tham khảo ngay cách bố trí nhân sự trong nhà hàng được chia sẻ ngày hôm nay nhé!

Làm thế nào để bố trí nhân sự trong nhà hàng một cách hiệu quả luôn là một câu hỏi khó đặt ra cho các nhà quản lý. Đòi hỏi họ phải vận dụng khéo léo cùng lúc nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết ngày hôm nay, Thế Giới Nhà Hàng sẽ giới thiệu cho bạn một sơ đồ nhân sự nhà hàng và mô hình quản lý theo từng bộ phận cực kỳ phổ biến. Cùng khám phá ngay nhé!

Sơ đồ bố trí nhân sự trong nhà hàng

Sơ đồ bố trí nhân sự (hay biểu đồ tổ chức) là một sơ đồ thể hiện trực quan cấu trúc bên trong nhà hàng. Bằng cách trình bày một cách chi tiết các vai trò, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa từng bộ phận. Có thể nói, một nhà hàng được cấu trúc hiệu quả sẽ luôn giữ trạng thái ổn định để triển khai các chiến lược thành công. Đồng thời, duy trì và phát triển linh hoạt các lợi thế cạnh tranh trong cả hiện tại lẫn tương lai. 

Cụ thể hơn, tính ổn định của cơ cấu nhân sự trong nhà hàng sẽ giúp các nhà quản trị vận hành công việc một cách có hệ thống và nhịp nhàng. Bên cạnh đó, tính linh hoạt cũng sẽ đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc phân bổ các nguồn lực của nhà hàng thích hợp. Từ đó, có thể khai thác lợi thế tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Sơ đồ bố trí nhân sự trong nhà hàng
Tìm hiểu về sơ đồ bố trí nhân sự trong nhà hàng

Nhiệm vụ của từng bộ phận

Tuỳ thuộc vào các yếu tố như quy mô kinh doanh, phong cách phục vụ, chủng loại sản phẩm cung cấp,… Mỗi nhà hàng sẽ có cách bố trí nhân sự khác nhau. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp. Mô tả chi tiết nhiệm vụ của từng bộ phận, vị trí trong nhà hàng thường sẽ như sau:

Ban Giám đốc (Chủ nhà hàng)

Vai trò chủ yếu của Ban Giám đốc trong một nhà hàng là điều hành, giám sát và quản lý chung tất cả các công việc cũng như nhân viên. Thông thường, họ là những người trực tiếp đưa ra quyết định cuối cùng liên quan đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng. Bao gồm xây dựng các kế hoạch, chiến lược để định hướng phát triển cho cơ cấu nhân sự trong nhà hàng. Ngoài ra, các vấn đề mang tính phát sinh đột xuất. Hoặc có tính chất nghiêm trọng cũng cần phải có sự đồng ý của Ban Giám đốc.

Cụ thể, để mô tả chi tiết nhiệm vụ của Ban Giám đốc. Bạn có chia thành 2 vị trí sau:

  • Giám đốc (Chủ nhà hàng). Có trách nhiệm và quyền hạn điều hành, quản lý, giám sát chung toàn bộ các hoạt động trong nhà hàng. Đồng thời, tham gia xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh, tuyển dụng nhân viên. Giải quyết các công việc mang tính chất nghiêm trọng, đột xuất hoặc bất thường.
  • Phó giám đốc. Hỗ trợ các công việc liên quan đến quản trị, giám sát cấp Quản lý nhà hàng. Theo sự chỉ đạo, phân công và hướng dẫn của Giám đốc. Cũng như có quyền thay mặt Giám đốc khi họ vắng mặt.
Ban Giám đốc (Chủ nhà hàng) - Bố trí nhân sự trong nhà hàng
Nhiệm vụ của Ban Giám đốc (Chủ nhà hàng)

Ban quản lý và giám sát – Bố trí nhân sự trong nhà hàng

Quản lý nhà hàng sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Bao gồm kiểm soát chất lượng dịch vụ, đào tạo, quản lý đội ngũ nhân viên,… Bên cạnh đó, vị trí trong phương án bố trí nhân sự nhà hàng này còn giải quyết các sự cố, tình huống phát sinh trong quá trình làm việc. Và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.

Đối với vị trí Giám sát nhà hàng. Họ sẽ có trách nhiệm theo dõi, giám sát các hoạt động kinh doanh ở khu vực được phân công. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quản lý Nhà hàng. Đồng thời, hỗ trợ người Quản lý các công việc như: phân ca, chia khu vực làm việc cho nhân viên cấp dưới vào đầu mỗi ca. Hoặc đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới. Giải quyết các tình huống trong phạm vi quyền hạn và các công việc khác.

Ban quản lý và giám sát - Bố trí nhân sự trong nhà hàng
Ban quản lý và giám sát trong một nhà hàng

Bộ phận bếp

Có thể nói, đây chính là bộ phận quan trọng nhất trong các nhà hàng. Thông thường, bộ phận này sẽ bao gồm các vị trí như: Bếp trưởng – Bếp chính – Bếp phó – Nhân viên bếp – Phụ bếp. 

Theo đó, bếp trưởng là người chịu trách nhiệm chính trước Ban giám đốc về các hoạt động trong khu vực bếp. Bao gồm quản lý các nguyên vật liệu. Cũng như tổ chức nhân sự trong nhà hàng thuộc bộ phận bếp. Đồng thời, tham gia tư vấn cùng Ban Giám đốc về thiết kế menu. Đưa ra quy trình chế biến và đảm bảo chất lượng món ăn.

Bộ phận bếp - bố trí nhân sự trong nhà hàng
Nhiệm vụ của Bộ phận bếp

Bộ phận lễ tân

Lễ tân là những người đại diện cho hình ảnh của nhà hàng. Do đó, họ có vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ bố trí nhân sự. Cụ thể, những người làm trong bộ phận Lễ tân sẽ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách. Cũng như giải đáp các thắc mắc, xử lý các khiếu nại của khách hàng. Trong suốt quá trình đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào vượt ngoài tầm kiểm soát. Họ sẽ lập tức thông báo với cấp trên để tiến hành giải quyết.

Bố trí nhân sự trong nhà hàng ở bộ phận phục vụ

Cùng với Lễ tân, bộ phận Phục vụ cũng sẽ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách. Đồng thời, sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý món ăn trong menu. Cũng như phục vụ mỗi khi khách hàng có nhu cầu. Trong suốt quá trình thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi khách rời khỏi, nhân viên Phục vụ còn phải thực hiện dọn dẹp. Và sắp xếp lại không gian ăn uống trong nhà hàng.

Bố trí nhân sự trong nhà hàng ở bộ phận phục vụ
Bố trí nhân sự trong nhà hàng ở bộ phận phục vụ

Trên đây là bài viết tổng hợp của Thế Giới Nhà Hàng về vấn đề bo tri nhan su trong nha hang. Chúc bạn có thể áp dụng thành công!
Xem thêm bài viết: Tìm hiểu các công thức tính lương cho nhân viên nhà hàng

Article Categories:
NHÂN SỰ
banner

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 GB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here